Câu hỏi:
Tôi có làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại công ty X. Tháng 08/2016, tôi sinh con và hưởng chế độ nghỉ thai sản đến hết tháng 12/2015. Hết thời gian nghỉ theo quy định, tôi quay trở lại công ty làm việc từ tháng 01/2016 và tôi có nghỉ không xin phép 03 ngày. Sau đó, tháng 04/2016 công ty có quyết định xử lý sa thải tôi với lý do tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng 03 ngày. Tôi muốn hỏi quyết định xử lý kỷ luật sa thải đối với nhân viên trên có đúng quy định pháp luật không?
Trả lời:
Theo Điểm d Khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động 2012 về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động có quy định không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong thời gian sau đây:
“Lao động có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi”
Theo như thông tin bạn đưa ra thì bạn vừa kết thúc thời gian nghỉ chế độ thai sản nên trường hợp của bạn thuộc trường hợp người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, đối chiếu với quy định của pháp luật thì công ty không được xử lý kỷ luật đối với bạn.
Hơn nữa, Điều 126 Bộ luật lao động có quy định các trường hợp áp dụng hình thức sa thải đối với nhân viên:
“1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Đối chiếu với quy định trên thì công ty lấy lý do sa thải bạn vì tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng 03 ngày là trái với quy định của pháp luật lao động
– Bạn là đối tượng đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng nên công ty cũng không được phép sa thải bạn. Do đó, quyết định sa thải đối với nhân viên, cụ thể là bạn của công ty là trái pháp luật. Bạn có quyền khiếu nại với công ty hoặc với cơ quan có thẩm quyền để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...