Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế và những thỏa thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
»Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Khoản 2 Điều 203 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích gồm có: Hòa giải viên lao động và Hội đồng trong tài lao động.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
− Thủ tục hòa giải tranh chấp với hòa giải viên được tiến hành theo quy định tại Điều 201 BLLĐ 2012.
− Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên phải kết thúc việc hòa giải (trong biên bản hòa giải phải ghi rõ loại tranh chấp).
− Trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giản thành thì các bên hoặc bên còn lại có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
+ Lưu ý: Sau khi hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có yêu cầu giải quyết tranh chấp mà hòa giải viên không tiến hành hòa giải thì các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết TCLĐ tập thể, Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ xác định loại tranh chấp lao động là về quyền hay lợi ích. Để thực hiện giải quyết tranh chấp đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục.
− Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động theo thủ tục sau:
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải.
+ Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.
+ Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng, trường hợp hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai bên xem xét.
+ Trong trường hợp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành đồng thời ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.
+ Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành.
+ Biên bản có chữ ký của các bên có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
+ Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
− Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...