Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp cần thiết để người học nghề có thể tìm việc sau khi hoàn thành khóa học. Điều 62 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về hợp đồng đào tạo nghề trong quan hệ lao động như sau:
Các bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài sử dụng kinh phí của NSDLĐ. HĐ đào tạo nghề được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.
• Khi nào thì hợp đồng đào tạo nghề bị vô hiệu ?
• Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề

Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề:
1. Nghề đào tạo.
Trong hợp đồng đào tạo nghề phải nêu rõ nghề mà người lao động được đào tạo cụ thể là gì, việc ghi rõ nghề đào tạo để người lao động biết là mình sẽ được đào tào ngành nghề gì và có muốn tham gia khóa đào tào này hay không
2. Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo.
Địa điểm và thời gian đào tạo phải được nêu rõ trong hợp đồng để người lao động biết là mình được đào tạo trong nước hay đào tạo ở nước ngoài và biết thời gian đào tạo kéo dài trong thời gian là bao nhiêu lâu để có thể sắp xếp được công việc.
3. Chi phí đào tạo.
Trong thời gian tham gia đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn thì chi phí cho khóa đào tạo đó là bao nhiêu vì vấn đề chi phí đào tạo còn liên quan đến vấn đề nếu một trong hai bên vi phạm thì sẽ bồi thừng như thế nào.
4. Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo.
Quy định này nhằm bảo vệ NSDLĐ trong trường hợp người lao động đã thực hiện xong khóa đào tạo mà không muốn làm việc cho người sử dụng lao động hay chấm dứt trước thời hạn. Điều này sẽ gây ra thiệt hại cho NSDLĐ khi bỏ chi phí của mình để đào tạo NLĐ vì vậy mà phải có sự cam kết của người lao động về thời gian làm việc cho người sử dụng lao động sau thời gian đào tạo, nếu không làm đủ thời gian đó có thể người lao động phải thanh toán chi phí đào tạo hoặc phạt vi phạm cam kết hợp đồng đối với người lao động.
5. Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.
Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
6. Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...