Điều 211 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về trình tự đình công gồm 03 bước bao gồm: Lấy ý kiến tập thể lao động; Ra quyết định đình công và Tiến hành đình công. Nội dung cụ thể của từng bước như sau:
Trình tự tiến hành đình công hợp pháp
1. Lấy ý kiến tập thể
Việc lấy ý kiến tập thể lao động thực hiện theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Lao động.
– Tập thể lao động nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất.
– Nơi chưa có công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng cá tổ sản xuất hoặc người lao động.
– Hình thức lấy ý kiến: bằng phiếu hoặc chữ ký.
– Nội dung lấy ý kiến:
+) Phương án của BCH công đoàn về thời điểm bắt đầu, địa điểm, phạm vi tiến hành đình công; yêu cầu của tập thể lao động.
+) Ý kiến của người lao động đồng ý hay không đồng ý đình công.
»Xem thêm: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp
2. Ra quyết định đình công
– BCH công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của BCH công đoàn.
– Nội dung quyết định đình công:
+) Kết quả lấy ý kiến;
+) Thời điểm bắt đầu và địa điểm đình công;
+) Phạm vi tiến hành đình công;
+) Yêu cầu của tập thể lao động;
+) Họ và tên của người đại diện cho BCH, địa chỉ liên hệ để giải quyết
– BCH công đoàn phải gửi quyết định đình công cho người sử dụng lao động đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản gửi cho công đoàn cấp tỉnh, ít nhất là 05 ngày lam việc trước ngày bắt đầu đình công.
3. Tiến hành đình công
Tới thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sủ dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì BCH công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công.
*Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng thì Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công và giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...