Câu hỏi:
Công ty tôi có quy định đi làm trễ 10 phút trong 3 ngày sẽ bị phạt tiền. Cho tôi hỏi quy định này có vi phạm pháp luật lao động không ? Và những hình thức kỷ luật nào mà doanh nghiệp có thể áp dụng ?
»Xem thêm: Những lưu ý khi xử lý kỷ luật người lao động
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho TGS LawFirm. Với vấn đề này, chúng tôi xin được trả lời như sau :
Thứ nhất, về vấn đề phạt tiền vì đi làm trễ:
Tại Điều 128 Bộ luật lao động năm 2012 đã quy định:
“ Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.”
⇒Như vậy, doanh nghiệp không được áp dụng hình thức phạt tiền, cắt lương trong bất kì trường hợp nào để thay thế cho việc xử lý kỷ luật lao động. Do đó, trong trường hợp này quy định như vậy của doanh nghiệp là trái với quy định pháp luật về lao động.
Thứ hai, các hình thức kỷ luật mà doanh nghiệp có thể áp dụng:
Tại Điều 125 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:
“1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
3. Sa thải.”
⇒Với quy định này, doanh nghiệp chỉ được áp dụng 3 hình thức kỷ luật lao động là khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức và sa thải. Các trường hợp cụ thể để áp dụng hình thức sa thải được quy định tại điều 126 của Bộ luật lao động năm 2012.
Rất hy vọng rằng với câu trả lời trên đây, chúng tôi có thể giúp bạn giải quyết được một số vướng mắc về pháp luật lao động.
Mọi vấn đề thắc mắc cần giải đáp liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật TGS Law 1900 8698 để được Luật sư hỗ trợ
»Mời bạn đọc xem thêm:
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...