Tại kì họp thứ 8, Quốc Hội khoá XIII, Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 đã được thông qua và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2015 (sau đây gọi là Luật doanh nghiệp 2014). Luật doanh nghiệp 2014 có nhiều điểm mới được đánh giá là tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp. Một trong số đó là quy định về người đại diện theo pháp luật tại Điều 13, 14 Luật doanh nghiệp 2014.
“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Toà án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật” (khoản 1, Điều 13, Luật doanh nghiệp 2014).
So với luật doanh nghiệp 2005, Quy định về người đại diện theo pháp luật trong Luật doanh nghiệp 2014 có những điểm gì mới?
Đầu tiên, quy định về người đại diện theo pháp luật thay vì nằm rải rác tại nhiều điều luật khác nhau như luật doanh nghiệp 2005, thì tại Luật doanh nghiệp 2014 vai trò, vị trí cũng như trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã được quy định cụ thể tại các điều khoản (Điều 13,14 Luật Doanh Nghiệp 2014).Việc này sẽ giúp những người có nhu cầu tìm hiểu dễ dàng nắm bắt thông tin từ đó dễ dàng hơn trong việc áp dụng sao cho phù hợp loại hình doanh nghiệp của mình.
Thứ hai, Luật doanh nghiệp 2014 cho phép “Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật ” (khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014) trong khi trước kia luật doanh nghiệp 2005 chỉ cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có một người đại diện theo pháp luật (quy định tại Điều 46, khoản 5 Điều 67, Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005). Theo chúng tôi, quy định này của pháp luật doanh nghiệp là phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, trong bối cảnh ở Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực đòi hỏi có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh khác nhau mà bản thân cá nhân một người không thể đảm nhận hết vai trò quan trọng ấy. Quy định mới này góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp, theo đó điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể về số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Thứ ba, quy định “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác” tại Điều 116 Luật doanh nghiệp 2005 đã bị Luật doanh nghiệp 2014 lược bỏ. Việc bỏ đi quy định này đã góp phần bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh của cá nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp lớn
Ngoài ra, quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp 2014 còn có nhiều điểm mới tiến bộ khác như: quy định doanh nghiệp phải luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Nếu người đại diện theo pháp luật xuất cảnh khỏi Việt Nam mà doanh nghiệp lại chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người này có nghĩa vụ phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của mình trước khi xuất cảnh. Luật doanh nghiệp 2014 cũng quy định trường hợp hết hạn uỷ quyền mà người này chưa trở về Việt Nam và cũng không có uỷ quyền khác, hay trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không có uỷ quyền cho người khác thực hiện thay các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của mình; Hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự tại các khoản 4, 5 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014.
Việc luật hoá và tập trung các quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại một vài điều luật cụ thể là một trong những điểm được đánh giá khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình nắm bắt và thực hiện.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...