Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vậy muốn giải thể doanh nghiệp tư nhân thì cần thực hiện thủ tục gì ?
Doanh nghiệp tư nhân bị giải thể trong trường hợp nào ?
Theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân có thể bị giải thể trong các trường hợp sau:
– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân
Đối với trường hợp giải thể theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân thì thủ tục giải thể được thực hiện như sau:
Bước 1: Thông báo việc giải thể doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định giải thể, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ gửi Phòng Đăng ký kinh doanh bao gồm:
+ Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp tư nhân;
+ Phương án giải quyết nợ (nếu có)
– Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh phải:
+ Đăng tải các giấy tờ ở Bước 1 và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
+ Chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể;
+ Gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế.
– Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế.
Bước 2: Thanh toán hết các khoản nợ
Doanh nghiệp cần thanh toán hết các khoản nợ cho khách hàng, đối tác, ngân hàng,… (nếu có).
Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp tư nhân gửi hồ sơ đăng giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Khi nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành các thủ tục theo quy định để xử lý yêu cầu giải thể của doanh nghiệp.
Thời hạn giải thể doanh nghiệp tư nhân
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp tư nhân đăng ký giải thể cho Cơ quan thuế.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
Lưu ý: Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được thông báo kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể của doanh nghiệp và ý kiến phản đối bằng văn bản của bên có liên quan, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, gửi thông tin về việc giải thể cho Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp tư nhân trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên.
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
– Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
– Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;
– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
Trên đây là những nội dung tư vấn. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn có thể liên hệ Hotline: 024 6682 8986 | 0985 890 278 để được chuyên viên/Luật sư TGS hỗ trợ, tư vấn chi tiết !
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...