Câu hỏi: Chào luật sư ! Luật sư cho tôi hỏi, tôi đã đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm quần áo của mình. Nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ, trong đó phần hình là một bông hoa màu xanh lá cây. Tuy nhiên, hiện nay tôi muốn thay màu sắc lại cho bông hoa trong nhãn hiệu thành màu hồng để đồng điệu với màu cửa hàng.Tôi nghe nói màu sắc không được bảo hộ nhãn hiệu có phải không? Trường hợp của tôi có được đổi màu cho bông hoa không? Xin luật sư giải đáp.
Ý kiến của luật sư :
– Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
– Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ :
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
2.Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Như vậy, câu hỏi đặt ra là : “màu sắc có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa không?” Câu trả lời là không. Vì màu sắc chỉ được bảo hộ nếu nó thể hiện trên “chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó” và phải tuân theo quy định tại thông tư 01/2007/TT – BKHCN hướng dẫn thi hành nghị định 103/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, như ta đã biết thì số lượng màu sắc là có hạn, nếu các cá nhân, tổ chức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bằng dấu hiệu màu sắc thì màu sắc đó sẽ trở thành độc quyền cho tổ chức, cá nhân đó. Như vậy thì sẽ không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng.
Ví dụ : Hãng thuốc lá Dunhill (UK) xin đăng ký tại Việt Nam nhãn hiệu là màu đỏ bầm của bao thuốc lá được bán rộng rãi trên thị trường nhiều nước. Nhãn hiệu trên bị từ chối đăng ký bởi các lý do sau:
– Chỉ bản thân màu sắc không thể được coi là một dấu hiệu.
– Số màu sắc tự nhiên là giới hạn, nên không thể tạo độc quyền cho một chủ thể sử dụng một màu mà loại trừ quyền của người khác cùng sử dụng màu đó.
Công ty Dunhill đã khiếu nại và đưa ra các chứng cứ chứng minh màu trên đã được hãng sử dụng rộng rãi cho sản phẩm thuốc lá của mình nhiều thập kỷ qua tại nhiều quốc gia trên thế giới, do đó đã đạt được một khả năng phân biệt xác định. Tuy nhiên, cơ quan sở hữu trí tuệ vẫn giữ nguyên quyết định của mình.
Do đó, để được bảo hộ màu trên, Công ty Dunhill đã xin bảo hộ nhãn hiệu phức hợp là hình chữ nhật có chữ DUNHILL trên nền màu đỏ bầm đặc trưng của hãng. Nhãn hiệu trên được chấp nhận bảo hộ do thỏa mãn tiêu chuẩn: là dấu hiệu hình và chữ được thể hiện bằng một kết hợp màu sắc.
– Tuy nhiên, theo tình huống pháp lý trên, bạn “đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm quần áo của mình. Nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ, trong đó phần hình là một bông hoa màu xanh lá cây”. Như vậy, màu sắc “ màu xanh lá cây” đã được thể hiện trên hình vẽ, hình ảnh của “bông hoa” nên nó đã được bảo hộ,đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu bao gồm cả phần hình và chữ. Sau khi nhãn hiệu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, tên, địa chỉ của chủ văn bằng có thể được sửa đổi khi nhãn hiệu được chuyển nhượng, được li-xăng hoặc chủ sở hữu thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với mãu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ, không thể được sửa đổi sau khi được cấp văn bằng bảo hộ trừ trường hợp việc sửa đổi để giới hạn danh mục hàng hóa mang nhãn hiệu.
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010). Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ nhãn hiệu theo quy định có thể gồm một trong các nội dung sau đây:
Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ nhãn hiệu theo quy định có thể gồm một trong các nội dung sau đây:
“(i) Yêu cầu sửa đổi một số chi tiết nhưng không làm thay đổi đáng kể mẫu nhãn hiệu ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
(ii) Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số hàng hoá, dịch vụ hoặc nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà không thay đổi mẫu nhãn hiệu”
Như vậy, việc bạn “muốn thay đổi lại màu sắc cho bông hoa trong nhãn hiệu thành màu hồng để đồng điệu với màu cửa hàng” là không thuộc nội dung được sửa đổi mẫu nhãn hiệu. Vậy nên, nếu bạn muốn “thay đổi lại màu sắc cho bông hoa trong nhãn hiệu thành màu hồng”, tức là thay nhãn hiệu mới cho cửa hàng thì bạn phải làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới. Tham khảo thủ tục đăng ký tại đây: Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...