Ở Hà Nội, những người mê phở chẳng còn lạ gì với cái tên phở Thìn. Tuy nhiên ở Hà Nội lại có tới “2 thương hiệu phở Thìn khác nhau” khiến nhiều người lầm tưởng là chung cùng 1 chủ, đó là Phở Thìn – 61 Đinh Tiên Hoàng (hay còn được biết đến với tên gọi là Phở Thìn Bờ Hồ) do cụ Bùi Chí Thìn thành lập và Phở Thìn – 13 Lò Đúc do ông Nguyễn Trọng Thìn gây dựng.
Được biết, nhãn hiệu Phở Thìn – 13 Lò Đúc đã được ông Nguyễn Trọng Thìn – chủ cửa hàng tiến hành đăng ký nhãn hiệu này tại Cục Sở hữu trí tuệ, tuy nhiên ông mới chỉ được ghi nhận việc nộp đơn đăng ký từ năm 2020.
Phở Thìn – 61 Đinh Tiên Hoàng
Bên cạnh đó, nhãn hiệu “Phở Thìn” tại 61 Đinh Tiên Hoàng đã được Cục Sở hữu Trí tuệ chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “Phở Thìn” cho ông Bùi Chí Đạt – chủ cửa hàng này theo các giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 61194 và 277810, được cấp sớm nhất vào ngày 18/3/2005.
Phở Thìn – 13 Lò Đúc
Về vấn đề liên quan đến việc có tới 2 thương hiệu PHỞ THÌN được bảo hộ độc quyền thì dưới góc nhìn pháp lý thì Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội) cho biết:
Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2019 (sau đây được gọi là Luật Sở hữu trí tuệ), nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Theo đó, để đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu, cần đánh giá trên tất cả các phương diện sau: cấu trúc, nội dung, cách phát âm, ý nghĩa và hình thức thể hiện của nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu theo quy định tại Điều 39.8 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Ta tiến hành so sánh 2 nhãn hiệu “Phở Thìn” dựa trên các tiêu chí sau:
Về cấu trúc, nội dung, cách phát âm, ý nghĩa và hình thức thể hiện nhãn hiệu:
Hai nhãn hiệu “Phở Thìn” có cấu tạo/nội dung tương tự nhau. Cụ thể đều sử dụng các chữ cái và sắp xếp theo trình tự sau: “P”, “H”, “O”, “T”, “H”, “I”, “N”. Cách phát âm, ý nghĩa giống nhau. Hình thức thể hiện khác nhau.
Về hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu:
Cả hai nhãn hiệu có nhóm hàng hóa, dịch vụ trùng nhau do đều đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho dịch vụ nhà hàng ăn uống (nhóm 43).
Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ, hiện tại ông Bùi Chí Đạt – chủ cửa hàng Phở Thìn tại 61 Đinh Tiên Hoàng là chủ sở hữu nhãn hiệu “Phở Thìn” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ, do đó ông có quyền sử dụng độc quyền đối với nhãn hiệu này. Theo đó, bất kỳ hành vi sử dụng nhãn hiệu “Phở Thìn” nào mà không được chủ sở hữu cho phép đều cấu thành hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...