Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức diễn ra phổ biển trên thế giới. Ở tại Việt Nam sát nhập doanh nghiệp thường diễn ra giữa các ngân hàng nhỏ với nhau hoặc giữa các công ty, tập đoàn kinh tế. Vậy sáp nhập doanh nghiệp là gì? Những thay đổi trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp hiện hành ra sao? Hãy cùng TGS LawFirm tìm hiểu về sát nhập doanh nghiệp và những thay đổi của pháp luật hiện hành.
Sáp nhập doanh nghiệp tác động rất lớn đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp hoặc thay đổi hoạt động của doanh nghiệp, góp phần rất lớn trong việc khắc phục những hạn chế trước đó của doanh nghiệp.
Trên thế giới, sáp nhập được xem là hình thức hai hay nhiều công ty hợp lại thành một và kết quả là hình thành một pháp nhân mới. Có thể thấy rằng, sáp nhập chính là sự thay đổi về cấu trúc doanh nghiệp theo chiều hướng tạo ra những giá trị lớn hơn, nâng cao vị thế và hiệu quả kinh doanh. Sáp nhập doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp thường đi kèm với thuật ngữ mua lại doanh nghiệp mà vẫn được gọi chung khái niệm là M & A.
Một trong những nội dung thay đổi quan trọng trong Luật doanh nghiệp 2014 là cho phép việc sáp nhập không chỉ được thực hiện đối với các công ty cùng loại mà còn có thể thực hiện được đối với các công ty khác loại.
Theo quy định trước đây tại Luật doanh nghiệp 2005 thì một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Tuy nhiên, theo Luật doanh nghiệp 2014 thì một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Quy định trên của Luật doanh nghiệp 2014 đã có sự phù hợp với quy định của Luật cạnh tranh 2004.
Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì việc sáp nhập không chỉ được thực hiện đối với các công ty cùng loại mà còn có thể thực hiện được đối với các công ty khác loại. Đồng thời, Luật doanh nghiệp 2014 cũng quy định rất cụ thể về trình tự, thủ tục, quyền lợi, trách nhiệm, hồ sơ… Điều đó góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy thị trường mua bán doanh nghiệp (M&A) như hiện nay.
Đồng thời, Luật doanh nghiệp 2014 cũng quy định rất cụ thể về trình tự, thủ tục, hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy thị trường mua bán doanh nghiệp (M&A) như hiện nay.
Mọi vấn đề thắc mắc về pháp luật doanh nghiệp liên hệ Hotline 02466827986 để được Luật sư phụ trách tư vấn cụ thể. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin, tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất để bạn lựa chọn.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...