Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Pháp luật Việt Nam quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh đối với từng loại dịch vụ logistics cụ thể tại Nghị định số 140/2007/NĐ – CP ngày 05/09/2005 quy định chi tiết Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Theo quy định tại Điều 5, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu phải đáp ứng điều kiện sau đây: là doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, có đủ phương tiện, thiết bị công cụ, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
>>>Xem thêm: Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc

Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
– Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hang hóa thì chỉ được thành lập công ty lien doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;
– Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;
– Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được hành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty lien doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;
Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty lien doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%, hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.
Khoản 1 Điều 4 nghị định 140/2007/NĐ-CP quy định các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: Dịch vụ vận tải hàng hải; dịch vụ vận tải thủy nội địa; dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ vận tải đường sắt; dịch vụ vận tải đường bộ; dịch vụ vận tải đường ống.
Thương nhân muốn kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam
Thương nhân được đăng ký kinh doanh logistics theo 2 hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo ngành nghề kinh doanh. Hiện tại, một số dịch vụ logistics thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc yêu cầu chứng chỉ hành nghề của các cá nhân tham gia thành lập hoặc góp vốn công ty.
– Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu
Các công ty kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến kho bãi, cần phải đảm báo tuân thủ các quy định về kho bãi (phải có tường rào bao quanh, diện tích phải đảm bảo tối thiểu theo quy định, tuyến đường thuận tiện đi lại…), đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật như an toàn về phòng cháy chữa cháy theo quy định của Bộ Công an
Nhân viên Logistics ở một số lĩnh vực chuyên biệt, pháp luật quy định cần phải có chứng chỉ như: Chứng chỉ khai báo hải quan, chứng chỉ khai báo hàng nguy hiểm của IATA…
– Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4 chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...