TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ: Vợ chồng anh Nguyễn Huy Hoàng và chị Hoàng Thị Hiền sau một thời gian lỗ lực làm ăn thì nay đã có một hệ thống nhà hàng ăn cũng khá phát triển mang tên “ Món ngon”. Hiện nay, anh chị muốn đăng ký nhãn hiệu cho hệ thống các nhà hàng của mình là “Món ngon” cả phần hình và phần chữ. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng anh Hoàng và chị Hiền đều muốn đứng tên trong Văn bằng bảo hộ. Và anh chị đang băn khoăn, nếu sau này anh chị muốn sang tên cho con trai mình đứng tên chủ sở hữu nhãn hiệu đó có được không ?

Ý kiến tư vấn của luật sư:
Điều kiện để được đồng chủ sở hữu nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và hợp nhất 2013 quy định : hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
– Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
– Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
Khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, ngoài các tài liệu thông thường, chủ đơn cần nộp kèm theo tuyên bố đồng chủ sở hữu, cam kết các nội dung như trên.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ chỉ được cấp cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn chung. Các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp phó bản văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp lệ phí cấp phó bản.
Tài liệu cần thiết để đăng ký nhãn hiệu gồm :
+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;
+ Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ;
+ Bản danh mục sản phẩm/ dịch vụ kèm theo;
+ Chứng minh thư, giấy phép đăng ký kinh doanh;
+ Giấy uỷ quyền của người đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
+ Chứng từ nộp phí nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Thời gian: Trong khoảng 15 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ anh chị sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đồng chủ sở hữu).
>>Xem chi tiết: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền năm 2022
Sang tên chủ sở hữu nhãn hiệu
Cũng tại khoản 6 Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng”. Như vậy, sau này anh Hoàng và chị Hiền muốn sang tên cho con trai mình đứng tên chủ sở hữu nhãn hiệu là việc hoàn toàn có thể.
Tài liệu cần thiết để chuyển nhượng nhãn hiệu :
+Tờ khai
+ Hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu
+ Giấy ủy quyền
+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (bản gốc)
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Sau khi ghi nhận việc chuyển nhượng nhãn hiệu, Cục sở hữu trí tuệ sẽ cấp các giấy tờ sau đây:
Thông báo ghi nhận việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu. Thêm vào đó, tên và địa chỉ của người chủ sở hữu mới sẽ được ghi nhân vào trang cuối cùng của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Cả quá trình ghi nhận việc chuyển nhượng nhãn hiệu nếu không vướng mắc gì sẽ mất khoảng 02 tháng tính từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình này có thể kéo dài từ 03-06 tháng.
Với kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Công ty Luật TGS luôn tự hào là một trong những công ty hàng đầu về sở hữu trí tuệ như đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp..Chúng tôi rất hân hạnh được đại diện cho anh chị đăng ký nhãn hiệu cho hệ thống nhà hàng của mình được nhanh chóng hiệu quả.
Hotline tư vấn miễn phí: 024 6682 8986
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...