Sáng chế là đối tượng được pháp luật cho phép bảo hộ, để sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ thì chủ sở hữu cần làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Quy trình đăng ký sáng chế năm 2023 như thế nào thì Luật TGS sẽ nêu cụ thể.
Sáng chế được bảo hộ khi nào ?
Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế như sau:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Đối tượng không được bảo hộ quyền sáng chế
Điều 59 Luật sở hữu trí tuệ quy định về các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế gồm:
– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
– Cách thức thể hiện thông tin;
– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
– Giống thực vật, giống động vật;
– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Hồ sơ đăng ký bằng sáng chế
Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế gồm các tài liệu sau đây:
– Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN (02 tờ khai);
– Bản mô tả sáng chế (02 bản);
– Bản tóm tắt sáng chế (02 bản);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký (nếu chuyển khoản vào tài khoản của Cục SHTT);
– Giấy ủy quyền (nếu nộp thông qua đại diện);
– Các giấy tờ khác (nếu có).
Quy trình thủ tục đăng ký sáng chế năm 2023
Bước 1: Phân loại sáng chế
Sáng chế phải được phân loại theo Bảng phân loại sáng chế quốc tế – International Patent Classification (IPC) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố. Nếu không tự phân loại, Cục SHTT sẽ cử chuyên viên phân loại và tính thêm phí.
Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký bằng sáng chế
Hồ sơ chuẩn bị gồm đơn đăng ký sáng chế và các loại giấy tờ nêu trên nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có trụ sở chính ở Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 3: Thẩm định đơn đăng ký sáng chế
Việc thẩm định đơn đăng ký bản quyền sáng chế sẽ theo quy chế quy định, cụ thể:
– Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn.
– Công bố đơn: Sau khi có quyết định đơn hợp lệ về mặt hình thức, đơn sẽ được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp.
– Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 4: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Bằng sáng chế
– Nếu sáng chế đáp ứng được các điều kiện và nộp phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
– Nếu sáng chế không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ Cục SHTT ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Thời gian xử lý đơn đăng ký sáng chế
– Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được coi là hợp lệ;
– Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Biểu phí đăng ký bản quyền sáng chế mới nhất
– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn;
– Phí thẩm định hình thức: 180.000 đồng/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập (từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi + thêm: 8.000 đồng/01 trang);
– Phí công bố đơn: 120.000 đồng/đơn (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/hình);
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 đồng/01 yêu cầu;
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000 đồng/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
– Phí thẩm định nội dung: 720.000 đồng/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập (từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000 đồng/01 trang).
»Tham khảo dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế tại đây: Dịch vụ đăng ký sáng chế độc quyền tại Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...