Hiện nay nhu cầu người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Viêt Nam là rất lớn nhưng lại đang vướng mắc về các điều kiện, thủ tục pháp lý như thế nào. Công ty luật TGS chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn giải đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây:

1. Đối tượng người nước ngoài (tổ chức, cá nhân nước ngoài) được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và văn bản pháp luật liên quan;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
– Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Hình thức sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam
– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan;
– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. (Trừ các dự án nhà ở thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ Việt Nam).
3. Điều kiện, thủ tục, giấy tờ cần thiết
– Về điều kiện, thủ tục, giấy tờ cần có để người nước ngoài được sở hữu nhà ở trong nước, Điều 5, Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2015 quy định, người nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị, đồng thời có dấu kiểm chứng nhập cảnh của các cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.
– Trường hợp người nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài cũng phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý Nhà nước và kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam.
– Trường hợp cá nhân nước ngoài, hộ chiếu phải còn giá trị và được đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý Nhà nước.
– Trường hợp tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng có đủ điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đồng thời có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận cho hoạt động còn hiệu lực tại thời điểm ký kết những giao dịch về nhà ở.
– Thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định cho người nước ngoài tối đa là 50 năm.
4. Phương thức thanh toán
– Việc thanh toán tiền thuê, mua bán nhà ở có thể sử dụng tiền mặt hoặc thực hiện thông qua tổ chức tín dụng theo sự thoả thuận giữa các bên ghi nhận trong hợp đồng.
– Đối với việc thanh toán tiền thuê mua, mua bán, nhà ở qua tổ chức tín dụng của cá nhân, tổ chức nước ngoài và việc chuyển tiền cho thuê mua, bán nhà ở ra nước ngoài của những đối tượng này sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra hướng dẫn cụ thể.
5. Quyền mua bán nhà
– Luật Nhà ở năm 2014 quy định, cá nhân nước ngoài có thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận. Còn đối với tổ chức nước ngoài, thời hạn sở hữu nhà ở tối đa sẽ không vượt quá thời hạn trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Trường hợp hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức nước ngoài có nhu cầu gia hạn thêm thì sẽ được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.
– Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà cá nhân, tổ chức nước ngoài tặng cho hoặc bán nhà ở thì người được tặng cho, người mua được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:
- Nếu bên nhận tặng cho, bên mua là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình người nước ngoài hay trong nước thì họ sẽ được sở hữu nhà ở lâu dài ổn định.
- Nếu bên bên nhận tặng cho, bên mua là cá nhân, tổ chức nước ngoài (thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam) thì họ chỉ được quyền sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại. Sau khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu gia hạn thêm thì sẽ được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.
Mọi thắc mắc về pháp luật đất đai quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline 1900 8698 để được tư vấn miễn phí
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.