Giao dịch mua bán chỉ được coi là hợp pháp khi người sử dụng đất tham gia giao dịch mua bán này có quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại điều 5 luật đất đai 2013 người sử dụng đất thì người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật bao gồm:
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, người việt định cư tại nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Quyền sử dụng đất là quyền tài sản do vậy người sử dụng đất có quyền thực hiện giao dịch liên quan đến quyền tài sản này.
Đối với trường hợp cha, mẹ bán Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi tắt là GCNQSDD) cần lưu ý đến trong GCNQSDD mang tên cá nhân hay hộ gia đình.
Trường hợp: GCNQSDD đứng tên chủ sở hữu là cá nhân: cụ thể chỉ đứng tên của bố và mẹ hoặc đứng tên một trong hai người thì việc thực hiện giao dịch mua bán không phải hỏi ý kiến các con.
Trường hợp: GCNQSDD đứng tên là hộ gia đình thì việc thực hiện giao dịch mua bán với quyền sử dụng đất phải có ý kiến đến từ phải những thành viên trong gia đình.
Theo quy định khoản 28 điều 3 quy định về hộ gia đình sử dụng đất là “những người có quan hệ hôn nhân, huyết thông, nuoi dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”
Theo khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Sổ đỏ hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên. Cụ thể:
Theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, người có tên trên sổ đỏ hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, trong hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thủ tục sang tên Sổ đỏ) thì phải có văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý giao dịch mua bán quyền sử dụng đất của hộ gia đình đã được công chứng hoặc chứng thực.
Từ những quy định trên cho thấy, khi cha mẹ chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đất của hộ gia đình thì phải có sự đồng ý của con dưới hình thức văn bản được công chứng hoặc chứng thực nếu con có chung quyền sử dụng đất.
Kết luận: Con cái có quyền ngăn cản bố mẹ giao dịch mua bán quyền sử dụng đất nếu trong GCNQSDD đứng tên người sử dụng là hộ gia đình.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.