Câu hỏi và tình huống pháp luật:
Thưa luật sư, trong điều tra vụ án hình sự, pháp luật tố tụng hình sự có quy định về biện pháp “đối chất”. Vậy, luật sư có thể làm rõ cho tôi các vấn đề liên quan đến việc điều tra đối chất trong vụ án hình sự liên quan đến các vấn đề: thẩm quyền, người thực hiện, thủ tục thực hiện, căn cứ thực hiện?
Đối chất phạm nhân tại cơ quan điều tra
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, chúng tôi đã nhận được thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề “biện pháp đối chất trong điều tra vụ án hình sự”. Tổng đài tư vấn pháp luật tố tụng hình sự thuộc Công ty TNHH Luật TGS sau đây xin đưa ra ý kiến pháp lý giải đáp thắc mắc nêu trên của bạn như sau.
Theo quy định của pháp luật, đối chất là một biện pháp điều tra theo tố tụng hình sự, theo đó sẽ tiến hành tổ chức cho hai hay nhiều người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự đã được khởi tố tham gia tranh luận, chất vấn lẫn nhau về những vấn đề mà họ đã khai trước đó. Việc tranh luận, chất vấn này phải được diễn ra theo sự điều hành của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và phải được diễn ra các quy định về trình tự, thủ tục nhất định.
Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đã có các quy định cụ thể về: căn cứ, thẩm quyền, trình tự và thủ tục tiến hành đối chấ tại Điều 189 về Đối chất. Phân tích cụ thể các vấn đề trên như sau
1.Thẩm quyền tiến hành đối chất, người tham gia đối chất
Theo quy định tại khoản g, điều 37, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Điều tra viên là người có thẩm quyền tiến hành đối chất. Ngoài ra, trước khi tiến hành việc đối chất thì Điều tra viên sẽ phải thông báo cho Viện kiểm sát để cử Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc đối chất. Nếu kiểm sát viên không có mặt thì phải ghi rõ vào biên bản. Trường hợp cần thiết thì Kiểm sát viên cũng có thể tự mình tiến hành đối chất.
Trong hoạt động đối chất, ngoài Điều tra viên, kiểm sát viên và những người tham gia đối chất thì người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người bị hại có thể tham gia đối chất. Những người tham gia đối chất theo quy định tại Điều 189, Bộ luật hình sự có quy định rằng tất cả những người tham gia tố tụng có cung cấp lời khai mâu thuẫn nhau gồm: Bị can, người bị tình nghi, người bị tạm giữ, người làm chứng, người bị hại…
2. Căn cứ tiến hành đối chất
Để có thể tiến hành đối chất giữa những người tham gia tố tụng thì phải có việc mâu thuẫn trong lời khai của họ với nhau. Những mâu thuẫn này dù đã áp dụng các biện pháp điều tra khác nhưng vẫn không làm sáng tỏ được. Như vậy, đối chất chỉ được tiến hành với những người trong vụ án đã cung cấp lời khai liên quan. Mặc dù không có giải thích nhưng có thể hiểu rằng sự mâu thuẫn trong lời khai là sự mâu thuẫn giữa hai hay nhiều người về những tình tiết những vấn đề về chứng cứ có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án là căn cứ trực tiếp để làm sáng tỏ các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự như: tội phạm, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ, bồi thường thiệt hại, hình phạt…
3. Trình tự, thủ tục tiến hành đối chất
Khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải tuân thủ các quy định sau đây của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
-Trường hợp có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết về trách nhiệm của việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai gian dối.
-Trước khi đối chất, phải làm rõ quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi về những vấn đề cần làm rõ. Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
-Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi và trả lời lẫn nhau. Chỉ sau khi những người tham gia đối chất khai báo xong mới được nhắc lại lời khai trước đó của họ
-Việc đối chất phải được ghi thành biên bản và có thể ghi âm, ghi hình.
Trên đây là ý kiến pháp lý liên quan đến vấn đề “biện pháp đối chất trong điều tra vụ án hình sự” được đưa ra bởi Luật sư tư vấn hình sự thuộc Công ty TNHH Luật TGS.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.