Luật tạm giam tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Tại điều 110 quy định cụ thể:
Các trường hợp được giữ người khẩn cấp được quy định tại khoản 1, điều 110. Bao gồm:
Luật tạm giữ tạm giam
-) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:
Đây là trường hợp qua xác minh các nguồn tin Cơ quan điều tra có căn cứ để khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần phải ngăn chặn ngay không để người đó tiếp tục thực hiện tội phạm. Việc giữ người trong trường hợp này cần có hai điều kiện:
+ Có căn cứ khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm, tức là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.
+ Tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, tức là tội phạm gây nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, điều luật không cho phép giữ người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng.
–) Người thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn
Đây là trường hợp tội phạm đã xảy ra nhưng vì những lý do khác nhau mà người phạm tội không bị bắt lúc đang thực hiện tội phạm. Việc giữ người trong trường hợp này đáp ứng yêu cầu sau:
+ Người có mặt ở nơi xảy ra tội phạm đã chính mắt trông thấy người đã thực hiện tội phạm, nay gặp lại và xác nhận đây là người đã thực hiện tội phạm. Người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm có thể là người bị hại hoặc một người khác.
+ Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Đê kết luận rằng người phạm tội có thể trốn cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào những căn cứ thực tế khẳng định người đó đã thực hiện tội phạm đang trốn hoặc chuẩn bị trốn.
–) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa có đủ tài liệu, chứng cứ để xác định người xác định tội phạm, nhưng qua xác minh, điều tra đã phát hiện ra dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của một người mà người đó bị nghi là thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ. Việc bắt người trong trường hợp này cần có hai điều kiện sau:
+ Tìm thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm;
+ Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
Người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
Thẩm quyền ra lệnh bắt tạm giam
Theo khoản 2 Điều luật đang được bình luận, những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người tạm giam trong trường hợp khẩn cấp:
–) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
–) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
–) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng
Thủ tục tạm giam giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp cần có lệnh giữ người. Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật này.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giam giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Để bảo đảm việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được thận trọng, chính xác, tránh việc lạm dụng quyền hạn bắt khẩn cấp, bảo đảm các quyền và lợi ích của người bị bắt điều luật quy định Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp. Trong trường hợp cần thiết Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Điều luật có quy định mới là đề cao trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc giám sát bắt khẩn cấp và trách nhiệm trong việc ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt.