Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. Như vậy một chủ thể vẫn có thể có ý kiến với Cục sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam phản đối về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Phản đối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu có tác dụng to lớn đối với việc sử dụng quyền cũng như để ngăn chặn được hành vi sử dụng và đăng ký không đúng quy định của pháp luật.
1. Chủ thể có quyền phản đối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu
+ Bất kì bên thứ ba nào cũng có quyền phản đối đơn. Phản đối đơn là cách để bên thứ ba tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một đơn đăng kí có thể bị nhiều bên phản đối.
+ Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi việc đăng ký nhãn hiệu của người khác thì nên chủ động phản đối đơn, để tránh rủi do ảnh hưởng tới lợi ích của mình. Không nên chờ đợi sự phản đổi cấp của người khác hoặc việc thẩm định của Cục sở hữu trí tuệ.
+ Các bên thứ ba có thể nộp đơn lên Cục Sở hữu trí tuệ phản đối từ thời điểm đơn đăng kí sở hữu công nghiệp được công bố trên công báo đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
Khi phản đổi cấp vbbh nhãn hiệu, chủ thể phản đối phải chứng minh nhãn hiệu đăng ký không đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ tại Việt Nam. Đồng thời chủ thể phản đối cần nộp kèm những tài liệu chứng cứ chứng minh việc không đáp ứng này.
2. Hồ sơ phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
+ Tờ khai phản đối.
+ Văn bản giải trình về việc phản đối cấp
+ Chứng cứ kèm theo.
+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí liên quan đến phản đối theo quy định.
3. Trình tự xem xét việc phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của bên thứ ba:
+ Theo quy định của pháp luật, kể từ ngày đơn đăng ký được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ là khoảng thời gian mà bên thứ ba có quyền phản đối đơn.
+ Sau khi nhận được đơn phản đổi cấp, Cục sở hữu trí tuệ sẽ có công văn trả lời đơn phản đổi trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Cục sở hữu trí tuệ cũng gửi ý kiến phản đối đó tới chủ đơn.
+ Chủ đơn sẽ có những ý kiến về việc phản đối này, cũng đưa ra lý lẽ chứng minh cho đơn đăng ký là phù hợp, đối tượng đăng ký đáp ứng yêu cầu bảo hộ của pháp luật.
+ Cục Sở hữu trí tuệ sẽ căn cứ vào lý lẽ và chứng cứ của các bên và quy định của pháp luật để cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho chủ đơn.
Như vậy, quy định quyền phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho tất cả các chủ thể nhằm mục đích phần ngăn chặn hành vi sử dụng và đăng ký nhãn hiệu không đúng quy định của pháp luật. Khi thấy có sự xâm phạm quyền, các chủ thể nên chủ động nộp đơn phản đổi để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...