Vụ việc phát sinh tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa ông N.M.H và bà L.T.N.S (tỉnh Cao Bằng) bắt đầu từ những năm 1993, và đã kéo dài suốt nhiều năm cho đến nay. Mặc dù bản án dân sự phúc thẩm số 45 DS-PT ngày 29/8/1998 đã có hiệu lực nhưng đánh giá trên thực tế còn nhiều sai phạm về nội dung cũng như thủ tục tố tụng nên còn nhiều tranh cãi xung quanh vụ án này. Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu vụ án, cho thấy đã và đang có một vài tình tiết mới để làm căn cứ để tiến hành thực hiện theo thủ tục kháng nghị tái thẩm để làm sáng tỏ vụ án, trả lại quyền và lợi ích hợp pháp cho ông N.M.H – là người bị xâm phạm.
>>Tham khảo: Luật sư tranh tụng các vụ án hình sự
Các luật sư, chuyên viên pháp lý của Hãng Luật TGS làm việc với thân chủ tại tỉnh Cao Bằng
1. Nội dung tranh chấp và những sai phạm của bị đơn:
Theo kết luận điều tra của Công an tỉnh Cao Bằng ngày 21 tháng 4 năm 1997 sau khi có đơn khiếu nại của ông H về việc bà S – Giám đốc công ty TNHH NY tỉnh Cao Bằng đã lợi dụng lòng tin đem giấy tờ nhà của vợ chồng ông H để tiến hành thế chấp vay vốn lấy 80 triệu đồng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Cao Bằng đem sử dụng vào việc riêng. Khi khoản vay quá hạn, bà S không thanh toán trả lãi ngân hàng nên ngân hàng đã niêm phong và phát mại tài sản là ngôi nhà (có diện tích 88 mét vuông, mặt đường quốc lộ 3) của ông Ngô Mạnh H. Tuy nhiên, cơ quan công an đã kết luận không có dấu hiệu về tội phạm nên đã chuyển hồ sơ cho Tòa án giải quyết tranh chấp về kinh tế theo quy định của pháp luật. Nội dung vụ việc tranh chấp cụ thể được diễn ra như sau:
– Bắt đầu vụ tranh chấp bằng việc khi ông H và bà Nguyễn Thị T nhận làm anh em kết nghĩa. Bà T là kế toán của công ty TNHH NY do bà S làm giám đốc. Khi đó, công ty làm ăn thua lỗ phải vay tiền từ ngân hàng. Do sắp đến thời gian trả lãi nhưng không có tiền trả, để tránh việc bị ngân hàng phát mại tài sản cầm cố, bà T đã thỏa thuận với vợ chồng ông H sử dụng ngôi nhà của ông H đang ở để vay ngân hàng một khoản tiền. Sau đó, sử dụng khoản tiền vừa vay để trả lãi những khoản vay trước rồi rút các giấy tờ tài sản đã thế chấp trước đó về để đi vay một lần nữa. Khi đã vay được sẽ trả đầy đủ khoản vay (mà sử dụng nhà của ông H để thế chấp) để ông H rút hết giấy tờ về.
– Tuy nhiên, sự việc diễn ra không thuận lợi vì không thể sử dụng ngôi nhà của ông H để thế chấp vay tiền (vì một vài lý do liên quan đến trình tự thủ tục vay vốn tại Ngân hàng). Sau đó, bà S đã tự ý đến Phòng Kinh doanh – Ủy ban Kế hoạch tỉnh Cao Bằng để thêm thông tin ông H vào là thành viên của công ty TNHH NY, để qua đó, tiến hành vay tiền dưới danh nghĩa của công ty, tài sản thế chấp là căn nhà của ông H do ông H góp vào công ty. Thế nhưng, việc thêm ông H vào danh sách thành viên này hoàn toàn là do ý định chủ quan của bà S, ông H không có đơn xin làm thành viên công ty, không có biên bản góp vốn (là căn nhà của ông) vào công ty. Nhưng không hiểu vì sao mà Phòng Kinh doanh – Ủy ban Kế hoạch tỉnh Cao Bằng vẫn thông qua và cấp giấy đăng ký bổ sung sáng lập viên.
– Sau đó, bà S sử dụng giấy đăng ký bổ sung sáng lập viên đi vay tiền tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, đồng thời vợ chồng ông H có viết giấy ủy quyền cho bà S. Tuy nhiên, nội dung giấy ủy quyền này chưa được công chứng, chứng thực và ông H cũng chưa nêu rõ là ủy quyền cho ai. Mặc dù có những sai sót trong hồ sơ như vậy, thế nhưng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển vẫn cho công ty TNHH NY vay 80 triệu đồng với tài sản thế chấp là căn nhà của ông H với thời hạn 3 tháng, lãi suất 2,1%.
– Sau khi vay được 80 triệu đồng, bà S không sử dụng đúng mục đích như ban đầu thỏa thuận giữa ông H và bà T. Do đó, ông H đòi nợ bà S nhưng chỉ được trả 10 triệu (sau nhiều lần đòi thì trả được tổng là hơn 27 triệu), bà S còn lôi kéo ông H vào kinh doanh gạo cho bà và trả 500 nghìn đồng 1 tháng, số tiền lãi dùng để trả nợ khoản vay 80 triệu. Tuy nhiên, tiền kinh doanh gạo hoàn toàn do bà S nắm giữ. Khi khoản nợ đến hạn, bà S không trả được và đẩy cho ông H trả nợ và Ngân hàng đã niêm phong, phát mại ngôi nhà của ông H. Do đó ông H đã khiếu nại và nảy sinh tranh chấp.
2. Quá trình giải quyết của Tòa án:
Vụ tranh chấp đã trải qua 3 lần xét xử (2 lần sơ thẩm và 1 lần phúc thẩm). Phiên tòa sơ thẩm lần thứ 1 đã tuyên các vi phạm trong công tác vay vốn của bà S nên buộc bà S phải trả toàn bộ số nợ và lãi lại cho ngân hàng, Ngôi nhà của ông H được hủy niêm phong, trả lại cho ông H. Quyết định như vậy là phù hợp với các chứng cứ khách quan của vụ án.
Tuy nhiên, tại phiên tòa xét xử Sơ thẩm lần thứ 2, mặc dù vẫn lập luận cho rằng bà S đã vay tiền và sử dụng tiền vay trái với các quy định của pháp luật và thỏa thuận. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng có trách nhiệm khi có lỗi trong thẩm tra hồ sơ vay tiền, dù không đúng quy định vẫn cho vay nên cần phải có một phần trách nhiệm trong đó. Do vậy, kết luận của phiên Tòa sơ thẩm lần 2 theo hướng bà S và ngân hàng đều phải liên đới chịu trách nhiệm về khoản vay 80 triệu và lãi phát sinh. Trong đó, bà S phải trả phần lớn khoản vay và lãi suất, ngân hàng phải chịu thiệt hại một phần nhỏ. Đối với ông H, ông được bồi thường thiệt hại do việc niêm phong, được hoàn trả lại khoản tiền đã trả lãi ngân hàng thay bà S nhưng vì đã nhận của bà S một khoản tiền là hơn 27 triệu đồng nên khi khấu trừ đi thì ông H phải trả cho bà S hơn 3 triệu đồng.
Thế nhưng, đến phiên tòa Phúc thẩm vụ án do bà S kháng cáo. Tòa án lại cho rằng khoản vay 80 triệu là do ông H (1 thành viên của công ty TNHH NY) thay mặt công ty đi vay và sử dụng ngôi nhà của ông (tài sản góp vốn vào công ty) để thế chấp. Trong quá trình sử dụng (kinh doanh gạo) ông H đã sử dụng hết khoản vay trên nên buộc ông H phải trả lại toàn bộ số nợ và lãi cho ngân hàng. Quyết đinh như vậy là hoàn toàn sai lệch với chứng cứ, tài liệu thu thập được trong hồ sơ vụ án vì kể cả việc ông H là thành viên và cả hồ sơ vay 80 triệu đều vi phạm các quy định của pháp luật như đã trình bày nêu trên.
Hiện nay, ông N.M.H đã liên lạc với Hãng Luật TNHH TGS (thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) để nhận được các hỗ trợ về mặt pháp lý và tham gia tố tụng để nhằm đảm bảo quyền & lợi ích hợp pháp cho mình. Luật sư, chuyên viên pháp lý thuộc Hãng Luật TGS đã nghiên cứu tài liệu, hồ sơ vụ việc, nhận định bước đầu về những sai phạm nêu trên trong quyết định của các cấp Tòa án. Tuy nhiên, vụ án đã trải qua cả hai cấp là Sơ thẩm và Phúc thẩm, đồng thời bản án Phúc thẩm từ năm 1998 đến nay đã quá thời hạn yêu cầu thủ tục Giám đốc thẩm; Do đó, các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Hãng Luật TGS đã thu thập được một số tình tiết mới liên quan đến vụ án để có thể làm căn cứ để thực hiện trình tự theo thủ tục Tái thẩm để có thể lật lại vụ án, trả lại quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của chúng tôi là ông N.M.H.
Diễn biến tiếp theo của vụ việc, chúng tôi sẽ thông tin tiếp theo tới quý độc giả trong các bài viết lần sau.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.