Câu hỏi :
Thưa luật sư có thể thấy rằng vấn nạn bạo lực gia đình đã và đang diễn ra rất phổ biến ở nông thôn cũng như thành thị.Vậy khi có bạo lực gia đình thì phải làm thế nào để bảo vệ nạn nhân ?
Luật sư tư vấn :
Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này,chúng tôi các luật sư pháp lý hôn nhân và gia đình của Công ty luật TGS sẽ đưa ra cho các bạn các biện pháp để phòng chánh và xử lý hành vi này.
Căn cứ pháp lý :
+ Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007.
+ Nghị định 167/2013 NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn, xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình .
Cụ thể được biểu hiện dưới các dạng hành vi sau :
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
+ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục.
+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
+ Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.
+ Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Vì vậy, khi thành viên trong gia đình thực hiện một trong các hành vi nêu trên thì đã bị coi là bạo lực gia đình.Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình
Luật phòng chống bạo lực gia đình công nhận nạn nhân có các quyền sau đây:
+ Một, yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
+ Hai, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này.
+ Ba, được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật.
+ Bốn, được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này.
+ Bên cạnh đó, nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Khi bị bạo lực gia đình nạn nhân nên làm gì ?
Thứ nhất,khi bị bạo lực mà không có ai hòa giải được thì nên tránh đi, không nên ở im một chỗ chịu đánh hoặc giằng co, cãi cọ xô xát nhằm tránh bị tổn hại về sức khỏe. nên chạy đến những nơi tin cậy như nhà người thân hoặc cơ quan có thẩm quyền để được bảo vệ, giúp đỡ: đồn công an, ủy ban nhân dân, cơ sở y tế nơi gần nhất.
Thứ hai,nhanh chóng báo tin cho người có thẩm quyền để được bảo vệ, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực một cách sớm nhất.
Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình:
+ Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
+ Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
+ Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.”.
+ Như vậy, người thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng như người vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tùy từng hành vi và mức độ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Ngoài ra, Mục 4 Nghị định 167/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định rất cụ thể mức xử phạt hành chính đồi với mỗi hành vi vi phạm như:
+ Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
+ Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình có thể bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Thẩm quyền xử lý hành vi bạo lực gia đình :
+ Hiện nay pháp luật quy định khá nhiều cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết, hỗ trợ, tư vấn giúp đỡ những nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình.
+ Vì vậy, có thể khiếu nại hoặc tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Uỷ ban nhân dân hoặc Công an để yêu cầu các cơ quan này xử lý đối với hành vi vi phạm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
+ Nạn nhân hoặc người phát hiện có thể tới các tổ chức xã hội như cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, các địa chỉ tin cậy trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp xã công bố để được tư vấn, hỗ trợ khi bị xâm phạm quyền lợi.
Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình giải quyết thủ tục ly hôn hãy tham khảo ngay dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và dịch vụ ly hôn nhanh của chúng tôi.