Sa thải là một trong những hình thức xử lý kỷ luật lao động được quy định trong Bộ luật lao động năm 2012. Khác với những hình thức kỷ luật khác, sa thải là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất, dẫn tới việc chấm dứt hợp đồng lao động. Do vậy, việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật này được pháp luật quy định khá nghiêm ngặt. Nếu người sử dụng lao động thực hiện sai quy định có thể phải chịu những chế tài tùy theo mức độ vi phạm. Điều 123 quy định về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. “
Do vậy, để sa thải đúng pháp luật, người sử dụng lao động cần tuân thủ những quy định sau:
– Những nguyên nhân dẫn đến người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải phải thuộc một trong những trường hợp được luật định tại Điều 126 Bộ Luật Lao động và phải được nêu cụ thể tại nội quy lao động hoặc làm rõ hơn nữa trong thỏa ước lao động tập thể. Hành vi của quý khách có thể là hành vi gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho công ty nếu mức độ được thể hiện trong nội quy lao động. Nếu không, công ty không đủ căn cứ để xử lý sa thải quý khách được.
– NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của người lao động. Để chứng minh lỗi của người lao động có thể dựa vào các chứng cứ hình ảnh, băng ghi hình, thiệt hại thực tế hoặc lời khai của các nhân chứng,…
– Trình tự xử lý: Mở phiên họp xử lý kỷ luật sa thải với sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (cán bộ công đoàn), triệu tập NLĐ đến tham gia để làm rõ sự việc vi phạm. Và cuối phiên họp phải lập biên bản xử lý kỷ luật đối với NLĐ để từ đó ra quyết định sa thải.
»Xem thêm: Quy định về sa thải đối với nhân viên
♦ Các trường hợp không được xử lý kỷ luật:
– Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
– Hoặc NLĐ đang:
+) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
+) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
+) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
+) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...