1. Khái niệm
Tranh chấp lao động (TCLĐ) là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. TCLĐ bao gồm TCLĐ cá nhân giữa cá nhân người lao động với chủ sử dụng lao động và TCLĐ tập thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động.
»Mời bạn xem thêm: Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể
2. Nguyên nhân
Cũng giống như hầu hết nhưng loại tranh chấp khác, tranh chấp lao động bắt nguồn từ sự xung đột về quyền và lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động. Và khởi nguồn của sự xung đột này bắt đầu giữa: Người lao động và người sử dụng lao động.
− Về phía người lao động : Một phần do thiếu các trang bị đầy đủ về kiến thức pháp luật nên họ còn lúng túng trong việc thương lượng với người sử dụng lao động để tìm ra hướng giải quyết hợp lý khi có tranh chấp xảy ra, dẫn đến các cuộc đình công không cần thiết mặc dù họ đưa ra những lý do chính đáng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều tranh chấp cũng phát sinh do những yêu cầu vô lý, không chính đáng từ người lao động.
− Về phía người sử dụng lao động : Cũng giống như người lao động, nhiều chủ sử dụng lao động cũng chưa nắm chắc các quy định của pháp luật nên giải quyết chế độ cho người lao động không ổn thỏa, không đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế cũng không thiếu những doanh nghiệp biết luật, hiểu luật nhưng lại có những biểu hiện thếu minh bạch, thiếu dân chủ thường: trả lương thấp, chậm trả lương, không đảm bảo việc làm cho người lao động hoặc có những doanh nghiệp né tránh pháp luật: không ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, kéo dài thời gian học việc, thời gian tập sự thử việc, bắt người lao động làm việc quá thời gian luật cho phép hay làm thêm giờ mà không trả lương…
Nói tóm lại, trong bất kỳ một mối quan hệ nào cũng có thể xảy ra tranh chấp. Điều quan trọng là phải biết cách giải quyết có hiệu quả, có lý, có tình để duy trì hài hòa quan hệ xã hội, cân bằng lợi ích giữa các bên, ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định nền kinh tế, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.
»Xem thêm: Thẩm quyền của Tòa án trong tranh chấp lao động theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
3. Phân loại
TCLĐ được chia thành:
− TCLĐ cá nhân là TCLĐ giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động, phát sinh trong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật lao động vào từng quan hệ lao động cụ thể. Nội dung của những TCLĐ này là quyền và lợi ích của cá nhân người lao động hoặc người sử dụng lao động.
− TCLĐ tập thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động (gồm TCLĐ tập thể về quyền và TCLĐ tập thể về lợi ích). Nội dung của TCLĐ tập thể thường liên quan đến quyền và lợi ích của cả một tập thể người lao động. Chúng có thể phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau các quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thỏa thuận hợp pháp,… hoặc phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới,…
4. Đặc điểm
− TCLĐ luôn phát sinh tồn tại gắn liền với quan hệ lao động, phát sinh từ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và từ lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ lao động.
− TCLĐ gồm những tranh chấp về quyền và những tranh chấp về lợi ích giữa các bên chủ thể. Tức là TCLĐ vẫn có thể phát sinh trong những trường hợp có hoặc không có vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động.
− Quy mô và mức độ tham gia của các chủ thể có thể làm thay đổi cơ bản tính chất và mức độ tranh chấp. Nếu TCLĐ chỉ là tranh chấp cá nhân thì mức độ ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ nhỏ. Nếu tranh chấp xảy ra giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động trong phạm vi toàn doanh nghiệp thì TCLĐ sẽ có tác động xấu đến sự ổn định của quan hệ lao động, đến sản xuất và trật tự an toàn xã hội.
=>TCLĐ là loại tranh chấp có tác động trực tiếp và rất lớn đối bản thân và gia đình người lao động tác động lớn đến an ninh công cộng, đời sống kinh tế, chính trị toàn xã hội.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...