Tình Huống Giả Định :
Thưa luật sư, tôi có Gđề muốn được luật sư giải đáp: A là công nhân của một công ty xuất nhập khẩu. Do biết được sơ hở trong khâu quản lý sản phẩm của công ty nên A đã bàn với bạn của mình là B và C lấy sản phẩm của công ty tuồn ra bên ngoài cho B và C đi tiêu thụ lấy tiền tiêu xài và được cả hai đồng ý.
Theo như đúng kế hoạch, lợi dụng lúc công nhân của công ty đi ăn trưa. A đã lấy đi một số sản phẩm của công ty. Đến kho, A leo thang và quăng qua cửa kính 2 bao tải sản phẩm ra ngoài cho B và C (đang chờ sẵn ở ngoài). Khi B, C mang số tài sản trên ra đến cống sau của công ty thì bị bảo vệ phát hiện và đuổi bắt. Lúc bị áp sát, B và C đã quay lại chống trả, cả hai đánh tới tấp bảo vệ để giữ hai bao tải và sau đó cả hai vác bao tải bỏ chạy. Tuy nhiên do nhiều công nhân sau khi ăn về thấy bảo vệ đang đuổi và hô bắt B và C nên đã cùng truy đuổi và bắt giữ được cả hai đối tượng trên.
Qua kiểm tra, xác định số tài sản trên hoàn toàn là sản phẩm của công ty dùng để xuất khẩu có trị giá lên đến 40 triệu đồng, toàn bộ tài sản này được trao trả lại cho công ty.
Tại cơ quan điều tra, B và C đã khai ra A liên quan trong vụ việc này.
Vậy A, B, C đều phạm tội “ Cướp tài sản” phải không thưa luật sư
Với hành vi như trên sẽ bị xử lý như sau :
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này việc bạn cho rằng cả ba người đều phạm tội Cướp tài sản là không chính xác.
Thứ nhất, hành vi của A chỉ cấu thành tội “trộm cắp tài sản”
Bởi hành vi của A là chiếm đoạt tài sản một cách lén lút không cho chủ tài sản biết được hành vi của mình.
Tài sản mà A chiếm đoạt là tài sản thuộc sở hữu của công ty và có giá trị lớn hơn 2 triệu đồng nên có đủ điều kiện để cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Sở dĩ A không phạm tội cướp tài sản vì dấu hiện nhận biết của tội cướp tài sản đó chính là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. ( theo Điều 168 BLHS 2015)
Thứ hai, hành vi của B và C cấu thành tội cướp tài sản
Hành vi của B và C nếu không bị phát hiện thì sẽ thuộc tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên kể từ khi B và C bị bảo vệ truy đuổi và đã có hành vi dùng vũ lực khi “đánh tới tấp” bảo vệ nhằm tấn công bảo vệ để cố chiếm đoạt tài sản nên đủ yếu tố để cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự.
Do vậy không thể quy kết cả ba người này vào Tội cướp tài sản, cần phải có sự phân hóa rõ ràng để đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, cá thể hóa trách nhiệm hình sự.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.