Ngày 27-11-2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS). BLTTHS năm 2015 được xác định là sửa đổi căn bản, toàn diện gồm 510 điều, trong đó, bổ sung mới 176 điều, sửa đổi 317 điều, bãi bỏ 26 điều
Kỳ họp thứ 10 – Quốc hội khóa XIII
Vậy thì…
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 này có gì đổi mới???
Mời các bạn đón đọc bài viết ” Những điểm mới của bộ luật tố tụng hình sự 2015 ” để có thể nhìn rõ hơn về vấn đề này
1. Điểm mới trong cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Chương III)
-) Mở rộng phạm vi điều chỉnh của chương theo hướng không chỉ điều chỉnh đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, mà còn điều chỉnh cả cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
-) Tăng quyền, tăng trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán (các điều 37, 42 và 45) như : Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hay Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ; quyết định dẫn giải người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại…
2. Người tham gia tố tụng có gì mới?? (Chương IV)
-) BLTTHS năm 2015 bổ sung 09 diện người tham gia tố tụng gồm: (1) Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; (2) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; (3) Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; (4) Người bị bắt; (5) Người chứng kiến; (6) Người định giá tài sản; (7) Người dịch thuật; (8) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; (9) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội.
-) Bổ sung một số quyền cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo như đưa ra chứng cứ, Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá hay Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người định giá tài sản, người dịch thuật…
3. Về bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Chương V)
-) Mở rộng diện người được bảm đảm quyền bào chữa (Điều 72): Bổ sung người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt cũng được bảo đảm quyền bào chữa.
-) Đổi mới quy định về cấp đăng ký bào chữa (Điều 78): Thay quy định cấp giấy chứng nhận người bào chữa bằng thủ tục đăng ký bào chữa. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo luật định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ do người bào chữa cung cấp, nếu thấy đủ điều kiện luật định thì vào sổ đăng ký bào chữa và gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký và cơ sở giam giữ. Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tố tụng
-) Quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng sớm hơn (Điều72), kể từ khi có người bị bắt.
-) Mở rộng các trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa (Điều 76): Bổ sung các trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa, bao gồm: bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là 20 năm, tù chung thân, tử hình; người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa được, người có nhược điểm về tâm thần; người dưới 18 tuổi (Điều 76)
4. Chứng cứ và chứng minh có gì thay đổi?? (Chương VI)
-) Bổ sung quy định: “Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự”.
-) Bổ sung quy định quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa và cách thức người bào chữa thu thập chứng cứ gồm: gặp thân chủ, bị hại, người làm chứng…
-) Quy định chặt chẽ và chi tiết việc xử lý vật chứng (Điều 106) nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án hình sự, tháo gỡ những vướng mắc do thiếu quy định về xử lý một số vật chứng thời gian và bổ sung vật chứng theo từng trường hợp
5. Về biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế (Chương VII)
-) Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể hơn về các trường hợp bắt, bao gồm: (1) Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; (2) Bắt người phạm tội quả tang; (3) Bắt người đang bị truy nã; (4) Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; (5) Bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
-) Trong giai đoạn truy tố: thời hạn tạm giam tối đa đối với bị can về tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng là 30 ngày; tội rất nghiêm trọng là 45 ngày; tội đặc biệt nghiêm trọng là 60 ngày (Lưu ý: không còn được tính thêm 3 ngày giao cáo trạng và các quyết định tố tụng như Điều 166 BLTTHS năm 2003).
-) Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung biện pháp tạm hoãn xuất cảnh áp dụng đối với:
Người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ hoặc là bị can, bị cáo