Các hình thức sở hữu theo bộ luật dân sự 2015 bao gồm những hình thức nào?
Ý nghĩa thực tiễn của các hình thức này
Vì vậy…
Để phục vụ độc giả cũng như các bạn “dân luât”
Công ty luật TGS xin được đưa ra bài viết về các hình thức sở hữu để mọi người nắm bắt rõ hơn

Bộ luật dân sự 2015 của nhà nước
1.Sở hữu toàn dân (từ Điều 197 đến Điều 204)
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài
nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đảm bảo đúng mục đích sử dụng
Sở hữu toàn dân chúng ta hiểu đơn giản đó là tài sản chung của toàn bộ người dân Việt Nam như khoáng sản, lãnh thổ, đất đai…
Và nhà nước là đại diện pháp lý có trách nhiệm bảo vệ, quản lý các tài sản này
Về quyền sở hữu toàn dân khi được giao cho doanh nghiệp, đơn vị vũ trang, cơ quan nhà nước hoặc đơn vị cá nhân đều phải tuân thủ thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước đồng thời nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng tài sản đó ( điều 200 đến 204)
2. Sở hữu riêng (Điều 205 và Điều 206)
Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc pháp nhân và tài sản hợp pháp về sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị
Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản sở hữu riêng của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
3. Sở hữu chung (từ Điều 207 đến Điều 220)
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất
-) Sở hữu chung theo phần: Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung và mỗi chủ sở hữu có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình
-) Sở hữu chung hợp nhất: là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung đồng thời các chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung ( bao gồm cả sở hữu chung hợp nhất không phân chia và phân chia)
Xem ngay thêm về sở hữu chung trong luật dân sự 2015
Gọi tổng đài tư vấn miễn phí 19008698 nếu cần tư vấn luật dân sự
4. Ý nghĩa các hình thức sở hữu theo bộ luật dân sự 2015
-) Thứ nhất, sự phân loại này bảo đảm tính thống nhất với nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được ghi nhận tại các điều 32, 51 và 53, đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc xác định hình thức sở hữu, theo đó, khi xác định hình thức sở hữu thì cần phải căn cứ vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản chứ không phải căn cứ vào yếu tố ai là chủ thể cụ thể của quyền sở hữu như quy định hiện hành.
-) Thứ hai, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do đó, có thể xác định Nhà nước chính là chủ thể có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản này. Vì vậy, trên cơ sở sở hữu toàn dân, Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận cụ thể vai trò của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản công.
-) Thứ ba, tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân (trong Bộ luật Dân sự năm 2005 được gọi là hình thức sở hữu nhà nước) là một hình thức sở hữu đặc biệt, không thể coi là một dạng của sở hữu riêng hoặc sở hữu chung, do đó, các quy định này tạo ra một chế độ pháp lý riêng biệt đối với hình thức sở hữu này.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.