1. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự
Bước 1: Thụ lý vụ án
Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
+ Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền à báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 2: Hòa giải vụ án dân sự
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự:
– Đối với các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình được quy định tại Điều 28 và Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự thường phức tạp. Vì vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý.
– Đối với những vụ án kinh doanh, thương mại và lao động được quy định tại Điều 30 và Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự là những vụ án phát sinh từ các quan hệ rất nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời. Vì vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án này là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
– Đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 28 và Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự và 01 tháng đối với vụ án kinh doanh, thương mại và lao động quy định tại Điều 30 và Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự.
Bước 4: Mở phiên tòa xét xử
Theo quy định tại Điều 222 Bộ luật tố tụng dân sự phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 Bộ luật tố tụng dân sự, gồm: Nguyên đơn, Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định và Người phiên dịch.

2. Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm:
– Chuẩn bị khai mạc phiên tòa: Là thủ tục của Thư ký Tòa án gồm các công việc: Ổn định trật tự trong phòng xử án; Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo Giấy triệu tập, Giấy báo của Tòa án; Phổ biển nội quy phiên tòa và Yêu cầu mọi người đứng dậy khi hội đồng xét xử vào phòng xử án.
– Thủ tục bắt đầu phiên tòa: gồm các công việc sau:
+ Khai mạc phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa khai mạc và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử;
+ Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch;
+ Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt;
+ Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng;
– Thủ tục hỏi tại phiên tòa:
+ Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận giải quyết vụ án;
+ Nghe đương sự trình bày về vụ án;
+ Tiến hành hỏi tại phiên tòa;
+ Công bố các tài liệu của vụ án
– Thủ tục tranh luận tại phiên tòa: Đây là hoạt động trung tâm của phiên tòa, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án.
– Nghị án và tuyên án:
+ Nghị án: là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án.
+ Tuyên án: Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900 8698 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời
>>Có thể bạn quan tâm: Thủ tục giải quyết vụ án hình sự
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.