Câu hỏi:
Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, hoạt động xét hỏi được diễn ra như thế nào? Ai là người có quyền được hỏi? Chủ thể bị hỏi là ai và có những lưu ý gì khi thực hiện hỏi hay không?
>>>Xem thêm: thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Ảnh minh họa
Trả lời:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định đầy đủ về thủ tục, nội dung của việc xét hỏi tại phiên tòa, cụ thể là tại Mục V về “Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa” của chương XXI.
1. Chủ thể có quyền hỏi tại phiên tòa
Căn cứ vào Điều 307, BLTTHS năm 2015 thì những người sau đây có quyền hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
– Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên.
– Người tham gia tố tụng: người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người tham gia tố tụng tham gia phiên tòa.
– Người giám định, người định giá tài sản.
2. Chủ thể bị hỏi tại phiên tòa
Những chủ thể bị hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự bao gồm: bị cáo; bị hại, đương sự khác; người làm chứng; người giám định, người định giá.
Trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng thì Hội đồng xét xử có thể yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày để làm rõ các vấn đề, quyết định khác liên quan.
3. Trình tự, thứ tự hỏi tại phiên tòa
Trình tự xét hỏi tại phiên tòa như sau: Chủ tọa phiên tòa -> Thẩm phán -> Hội thẩm ->Kiểm sát viên -> người bào chữa -> người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác -> người tham gia tố tụng đề nghị hỏi thêm -> người giám định, người định giá.
4. Nội dung hỏi tại phiên tòa
– Chỉ hỏi những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự. Hỏi những vấn đề chưa trình bày hoặc trình bày còn chưa rõ, còn mâu thuẫn. Đối với người giám định, người định giá chỉ có quyền hỏi những vấn đề liên quan đến công việc giám định hoặc định giá mà họ phải thực hiện.
– Đối với vụ án có nhiều bị cáo, khi tiến hành hỏi mà xét thấy lời khai của các bị cáo có thể ảnh hưởng đến nhau thì phải tiến hành cách ly bị cáo. Bị cáo có quyền không trả lời các câu hỏi.
– Việc công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố chỉ được tiến hành trong một số trường hợp nhất định gồm: lời khai mâu thuẫn; không nhớ được lời khai; người được hỏi đề nghị công bố hoặc vắng mặt.
– Đối với người làm chứng, trước khi hỏi phải hỏi về mối quan hệ của họ với bị cáo, đương sự khác. Trong khi hỏi, phải hỏi riêng từng người làm chứng. Trường hợp có căn cứ cho rằng người làm chứng, người thân của họ bị đe dọa, uy hiếp thì HĐXX quyết định các biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật.
– Trong phần xét hỏi, HĐXX có thể tiến hành xem xét vật chứng hoặc xem xét tại chỗ.
Kết luận, thủ tục hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm đóng vai trò hết sức quan trọng tạo căn cứ, cơ sở vững chắc về các tình tiết chứng cứ có trong vụ án, từ đó tạo tiền đề cho việc tranh luận tại phiên tòa diễn ra tốt nhất. Quy định của BLTTHS năm 2015 chính là cơ sở pháp luật để thực hiện thủ tục này.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.