Sử dụng sáng chế của đối thủ cạnh tranh
Nếu bạn sử dụng một sản phẩm mới hoặc được cải tiến được bảo hộ độc quyền sáng chế của đối thủ cạnh tranh nhưng bạn không có lựa chọn nào khác mà phải giải quyết việc đó, đặc biệt là khi sự việc tương đối dễ để đối thủ cạnh tranh nhận ra rằng sản phẩm của bạn xâm phạm độc quyền sáng chế của họ, đối thủ cạnh tranh sẽ tiến hành các hành động pháp lý về hành vi xâm phạm phát hiện được, và đối thủ cạnh tranh đã thuê được luật sư sáng chế giỏi. Đầu tiên, phải xem xét cẩn thận sáng chế của đối thủ cạnh tranh và tình trạng kỹ thuật có liên quan để xác định sản phẩm của bạn có thực sự xâm phạm các quyền sáng chế của đối thủ cạnh tranh hay không.
Nếu có, thì kiểm tra xem liệu công ty bạn có thể sáng chế xung quanh sáng chế đó dễ dàng và nhanh, ví dụ, bằng cách loại bỏ một số yếu tố kỹ thuật quan trọng nào đó hoặc thay thế một yếu tố kỹ thuật quan trọng bằng các yếu tố kỹ thuật khác có chức năng tương tự. Kiểm tra pháp lý cơ bản về hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế xem liệu sản phẩm của bạn có sử dụng mọi yếu tố kỹ thuật của một điểm yêu cầu bảo hộ có trong bằng độc quyền sáng chế được cấp hay không. Nếu bạn phát triển một sản phẩm không chứa ít nhất một trong số các yếu tố kỹ thuật được yêu cầu bảo hộ trong sáng chế của đối thủ cạnh tranh thì bạn không xâm phạm nó. Trong thực tế, bạn có thể tạo ra sản phẩm tốt hơn mà sau đó có thể thống trị thị trường, và tất nhiên, sáng chế được bảo hộ độc quyền là của bạn. Nếu không thể tìm thấy một yếu tố kỹ thuật mà bạn có thể loại bỏ trong sáng chế của đối thủ cạnh tranh thì hãy cố gắng tìm một yếu tố kỹ thuật mà có thể làm thay đổi chức năng khác đi, mặc dù về mặt kết cấu có thể giống nhau hoặc tương đương. Nếu không thể tạo sáng chế xung quanh sáng chế được bảo hộ thì hãy kiểm tra xem bạn có lợi thế hoặc tài sản nào mà đối thủ cạnh tranh muốn tiếp cận để bạn sử dụng nhằm tham gia một quan hệ đối tác kinh doanh chiến lược hoặc được cấp giấy phép sử dụng sáng chế của đối thủ cạnh tranh đó hay không. Nếu không có bất kỳ cái gì thì bạn phải thận trọng và không nên liều lĩnh đưa ra thị trường một sản phẩm như vậy.
Nếu chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế không có hành động gì liên quan đến hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế của họ trên thị trường thì có nghĩa là các đối thủ cạnh tranh sớm hay muộn sẽ cố gắng sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc giống hệt. Trong một số trường hợp, các đối thủ cạnh tranh có thể được hưởng lợi từ quy mô kinh tế, sự tiếp cận thị trường lớn hơn hoặc tiếp cận nguồn lực rẻ hơn, và do đó, có thể sản xuất sản phẩm tương tự hoặc giống hệt ở mức giá rẻ hơn, cách gây áp lực lớn cho nhà sáng tạo sản phẩm gốc. Đôi khi, điều này có thể làm suy giảm lợi nhuận hoặc gạt nhà sáng tạo sản phẩm ra khỏi hoạt động kinh doanh bởi vì các sản phẩm đại trà thường chiếm lĩnh thị trường và thu hút được nhiều khách hàng hơn so với sản phẩm gốc.
Đội ngũ luật sư – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...