Khi bạn phát hiện ra có 1 đơn vị khác xâm phạm nhãn hiệu của mình và bạn muốn xử lý hành vi này nhưng không biết quy trình ra sao. Vậy bài viết này TGS LawFirm xin chia sẻ về quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu bao gồm các bước sau:
1. Chuẩn bị tài liệu và xác minh, thu thập chứng cứ.
a) Để có thể tiến hành xử lý vi phạm nhãn hiệu, chủ thể quyền phải cung cấp các tài liệu sau đây:
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ (03 bản).
– Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm (03 mẫu)
– Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm (03 bộ);
– Thông tin của bên vi phạm gồm tên công ty, địa điểm kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.
b) Xác minh, thu thập chứng cứ:
– Thu thập thông tin xâm phạm nhãn hiệu qua các hành vi quảng cáo, sản xuất kinh doanh trên thị trường (phù hợp phạm vi lãnh thổ đăng ký bảo hộ);
– Xác minh thông tin nhãn hiệu có dấu hiệu xâm phạm
– Xác minh thiệt hại
– Xác minh hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ của Quốc gia hoặc Quốc tế (phù hợp phạm vi lãnh thổ đăng ký bảo hộ), xem chủ thể xâm phạm có ý định đăng ký hoặc đang được cơ quan chức năng xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu trí tuệ gây nhầm lẫn hoặc có ý đồ xâm phạm thì kịp thời khiếu nại, phản đối hoặc yêu cầu từ chối cấp văn bằng bảo hộ
c) Giám định sở hữu trí tuệ
– Giám định nhãn hiệu là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm nhãn hiệu và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý hàng vi xâm phạm nhãn hiệu chính thức.
– Tuy nhiên, nếu nhận thấy mức độ vi phạm vừa phải và chủ thể vi phạm có thiện chí thì không cần thiết phải tiến hành giám định (tuân thủ yêu cầu cảnh báo đầu tiên)
– Tài liệu cần thiết cho việc giám định bao gồm:
+ Tờ khai theo mẫu
+ Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho TGS Law thực hiện);
+ Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền (bản sao chứng thực hoặc có xác nhận của Cục SHTT Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)
+ Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);
– Thời hạn để giám định thường nằm trong khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc.
– Chi phí giám định (bao gồm phí dịch vụ và lệ phí chính thức): tùy theo vụ việc và thời gian yêu cầu giám định
2. Tiến hành xử lý vi phạm nhãn hiệu
Dựa vào kết quả giám định, chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau đây để xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu, bao gồm:
a) Phương án 1: Cảnh báo vi phạm
– Trong trường hợp khách hàng đồng ý thực hiện theo phương án này, TGS Law sẽ gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm
– Trường hợp bên vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên hoặc thực hiện không đầy đủ thì chủ thể quyền có thể xem xét phương án 2 dưới đây.
∗ Chú ý: Phương án xử lý vi phạm nhãn hiệu này không phải là phương án bắt buộc theo quy định hiện hành.
b) Phương án 2: Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm của bên vi phạm (biện pháp hành chính)
– Theo phương án này TGS Law sẽ soạn thảo các tài liệu cần thiết và nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Tùy theo từng địa phương, tính chất của vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền có thể được chọn theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.
– Tài liệu cần thiết cho việc thực hiện phương án này bao gồm:
+ Giấy ủy quyền (TGS Law cung cấp);
+ Đơn yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu;
+ Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của NOIP)
+ Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị xử lý (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm).
+ Kết luận giám định của Viện khoa học SHTT
+ Các tài liệu khác có khả năng sử dụng trong quá trình xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu của cơ quan có thẩm quyền.
– Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu, có quan có thẩm quyền phải:
+ Kiểm tra tính hợp lệ của đơn yêu cầu xử lý.
+ Nếu đơn chưa cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì yêu cầu chủ thể quyền cung cấp, bổ sung trong vòng 30 ngày tính từ ngày ra yêu cầu.
– Trong vòng 30 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải:
+ Thông báo cho bên yêu cầu về dự định thời gian, biện pháp, thủ tục xử lý
+ Yêu cầu chủ thể quyền hợp tác hỗ trợ trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm nhãn hiệu.
c) Phương án 3: Biện pháp tạm dừng các thủ tục hải quan
– Được tiến hành theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm được bảo hộ tại Việt Nam, nhằm thu thập thông tin, chứng cứ để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ:
+ Thực hiện quyền yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu
+ Yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm
d) Phương án 4: Biện pháp dân sự
– Khi xảy ra tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố giải quyết
– Tòa án có thẩm quyền xử lý vi phạm nhãn hiệu buộc bên xâm phạm thực hiện việc:
+ Chấm dứt hành vi xâm phạm
+ Xin lỗi, cải chính công khai
+ Thực hiện nghĩa vụ dân sự
+ Bồi thường thiệt hại
+ Tiêu hủy hoặc phân phố hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu (với điều kiện không làm ảnh đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ)
e) Phương án 5: Biện pháp hình sự
– Được áp dụng đối với người nào cố ý thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.
– Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xâm phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm có thể nộp đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý vi phạm nhãn hiệu.
Nếu có bất cứ thắc mắc cần được hỗ trợ pháp luật trực tuyến miễn phí từ các Luật sư, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.8698 để được tư vấn một cách chính xác – hiệu quả và tối ưu nhất!