Theo quy định tại khoản 6 Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có hiệu lực vào ngày 01/01/2018:
“Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”
»Xem thêm: Ý kiến Luật sư về quy định bắt buộc ghi âm ghi hình khi hỏi cung bị can trong dự thảo mới
Theo đó:
Khi bị hỏi cung, nghi can có quyền từ chối trả lời nếu không thấy thiết bị ghi âm.
Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao và Bộ Quốc phòng vừa ban hành dự thảo lần hai Thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can; lấy lời khai người liên quan.
Việc ghi âm, ghi hình phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, nguyên vẹn của dữ liệu. Kết quả ghi âm được bảo quản theo quy định lưu trữ hồ sơ vụ án hình sự.
Không được hỏi cung khi không ghi âm, ghi hình
Tại cơ sở giam giữ, trụ sở cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, việc ghi âm hỏi cung được thực hiện theo trình tự như sau:
– Người hỏi cung phải đăng ký với cán bộ chuyên môn trực tiếp quản lý hệ thống thiết bị tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở cơ quan điều tra. Người hỏi cung không được đưa bị can tại ngoại vào hỏi cung ở nơi giam giữ. Trước khi hỏi (với lần làm việc đầu tiên) phải thông báo cho bị can hoặc người liên quan biết và ghi vào biên bản làm việc.
– Trường hợp không còn hoặc không thể bố trí được thiết bị ghi âm thì không được hỏi cung; nếu đang làm việc mà thiết bị gặp sự cố thì phải dừng ngay việc hỏi cung và ghi rõ lý do vào văn bản. Nếu người bị hỏi cung đồng ý thi được tiếp tục hỏi cung.
– Trong trường hợp lấy lời khai của những người làm chứng, người bị hại, đương sự; đối chất… mà cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu ghi âm thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như hỏi cung bị can. Trường hợp thiết bị xảy ra sự cố kỹ thuật vẫn tiến hành làm việc bình thường và ghi rõ lý do vào biên bản.
Sử dụng ghi âm vào những công việc gì?
– Trong giai đoạn điều tra: Băng ghi âm sẽ được dùng khi bị can hoặc người có liên quan thay đổi lời khai của mình. Việc này cũng đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong kiểm tra việc chấp hành pháp luật của điều tra viên, kiểm sát viên trong quá trình hỏi cung, lấy lời khai.
– Trong giai đoạn truy tố: Băng ghi âm dùng để xác định tính khách quan trong việc hỏi cung, lấy lời khai; để kiểm tra xem có dấu hiệu oan, sai, người hỏi cung có bức cung, nhục hình hoặc vi phạm pháp luật trong giai đoạn điều tra hay không.
– Trong quá trình xét xử: Hội đồng xét xử có thể ra quyết định việc nghe lại ghi âm tại phiên tòa nếu muốn kiểm tra chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án mà Hội đồng xét xử thấy cần thiết phải kiểm tra công khai tại phiên tòa. Đây cũng được xem là những chứng cứ quan trọng khi bị cáo tố có bức cung, nhục hình trong quá trình hỏi cung hoặc người này thay đổi lời khai; khi có đề nghị của những người tiến hành tố tụng.
Cấm phát tán nội dung ghi âm
Theo dự thảo, những hành vi sau bị cấm:
– Tự ý chỉnh sửa, hủy trái phép, làm sai lệch, hư hỏng, thất lạc dữ liệu ghi âm.
– Sao chép, phát tán, sử dụng kết quả ghi âm vì mục đích cá nhân làm lộ thông tin vụ án hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, công dân.
– Phá hủy cơ sở vật chất hoặc cố ý làm hư hỏng các trang thiết bị ghi âm hoặc sử dụng không đúng mục đích các phương tiện, thiết bị.
Mọi vấn đề thắc mắc cần hỗ trợ liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900 8698 để được tư vấn chi tiết nhất.
»»Mời độc giả tham khảo thêm:
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.