Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập, Tội đầu cơ được xem là một tội rất nghiêm trọng, đi ngược lại với chính sách quản lý kinh tế của nhà nước. Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1985, với từng mức độ mà người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với 03 khung hình phạt như sau:
− Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm áp dụng với hành vi mua vét hàng hoá, lương thực, vật tư, các loại tem phiếu, vé, giấy tờ có giá trị phân phối hàng hoá, lương thực, vật tư hoặc cung ứng dịch vụ nhằm bán lại để thu lợi bất chính
− Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ ba năm đến mười hai năm, áp dụng với hành vi:
+ Đầu cơ xăng dầu hoặc thuốc chữa bệnh, phòng bệnh do Nhà nước thống nhất quản lý;
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội;
+ Hàng phạm pháp có số lượng hoặc giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn;
+ Lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh;
+ Tái phạm nguy hiểm.
− Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân được áp dụng với hành vi phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Có thể thấy, tại Bộ luật hình sự năm 1985, những khung hình phạt đối với tội đầu cơ rất nghiêm khắc. Với mức phạt nhẹ nhất là phạt tù 06 tháng, và mức phạt nặng nhất là tù chung thân, bộ luật hình sự năm 1985 đã thể hiện được sức răn đe đối với hành vi đi ngược lại định hướng của Đảng và nhà nước.
Đến khi Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời, Việt Nam đã bước vào nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Với góc nhìn mới về nền kinh tế, Tội đầu cơ đã được quy định cụ thể hơn, tuy nhiên khung hình phạt tại đây đã được giảm nhẹ. Điều 160 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định có 03 khung hình phạt cơ bản. Trong đó: tại khung hình phạt tăng nặng thứ nhất đã có sự thay đổi về các trường hợp phạm tội làm tình tiết định khung. Người phạm tội đầu cơ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 có thể phải lãnh mức án thấp nhất là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù 06 tháng; mức phạt cao nhất được quy định là phạt tù 12 năm. Như vậy, khung hình phạt tại Bộ luật hình sự 1999 đã có sự giảm nhẹ, thể hiện sự đánh giá của nhà nước về tội phạm này đã có phần thuyên giảm. Mặt khác, Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định thêm một khung hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.
Đến Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Tội đầu cơ đã được quy định chi tiết hơn. Với hành vi vi phạm, mức phạt thấp nhất tại Điều 196 Bộ luật hình sự 2015 quy định là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đồng thời, với hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất, mức phạt được áp dụng là phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Theo thực tiễn xã hội, pháp luật hình sự đã quy định thêm một khoản áp dụng với pháp nhân phạm tội như sau:
“5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Như vậy, qua phân tích, có thể thấy, bộ luật hình sự qua các giai đoạn phát triển đã có sự điều chỉnh đối với hành vi phạm tội đầu cơ, phù hợp với sự phát triển của xã hội cũng như đường lối, chính sách của Nhà nước.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900 8698 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết
»Tham khảo thêm: Luật sư tư vấn pháp luật hình sự
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.