Những người sáng lập các dự án khởi nghiệp thường tập chung vào việc xây dựng ý tưởng và những kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp mà không chú trọng đến các vấn đề liên quan đến luật pháp. Điều này dẫn đến những mâu thuẫn giữa người sáng lập và người đồng sáng lập hay những xung đột khi startup trở thành doanh nghiệp lớn.
Dưới đây là một số vấn đề pháp lý mà startup cần phải biết:
1. Thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ
Việc vi phạm về sở hữu trí tuệ với tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường luôn là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp nói chung. Đặc biệt với đặc điểm của các startup – đề cao tính đổi mới sáng tạo, độc đáo trong sản phẩm, thì những thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ càng cần được đặt lên hàng đầu.
Việc ký kết thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm rõ ai là người sở hữu, ai có quyền sử dụng (trong thời gian bao lâu), ai có quyền mua lại các sản phẩm trí tuệ này. Đặc biệt, với các startup về công nghệ, những sản phẩm trí tuệ này là nền tảng hoạt động, nên nếu có xảy ra tranh chấp, sự tồn tại của công ty startup sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
2. Thỏa thuận trước khi thành lập công ty startup
Do hợp tác với nhau vì cùng ý tưởng và đam mê trong khởi nghiệp, những người sáng lập ban đầu thường không chú trọng đến việc thành lập doanh nghiệp. Các thỏa thuận giữa những start-up này thường sơ sài và dưới góc độ pháp lý chỉ là những thỏa thuận dân sự. Khi dự án khởi nghiệp phát triển tốt và có lợi nhuận, giữa những người sáng lập sẽ xảy ra các xung đột liên quan đến việc góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích… Lúc này những thỏa thuận kia sẽ không đủ cơ sở để giải quyết các vấn đề tranh chấp.
Dù là người thân hay bạn bè thân quen, các nhà sáng lập cũng nên rõ ràng ngay thời gian đầu về các điều khoản hợp tác, phương pháp làm ăn với nhau.
3. Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cần thiết
Các nhà khởi nghiệp thường nôn nóng vào phát triển sản phẩm và các ý tưởng kinh doanh mà không tập trung trong việc chuẩn bị giấy tờ khi có đối tác, khách hàng yêu cầu đột ngột, khiến cho doanh nghiệp rơi vào thế bị động, nhiều nguy cơ bị tuột mất cơ hội làm ăn.
Khi bắt đầu khởi nghiệp, startup cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn, đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện kinh doanh. Đối với một số lĩnh vực kinh doanh, các giấy phép chuyên ngành (giấy phép con) là điều kiện bắt buộc.
4. Lựa chọn sai mô hình công ty
Lựa chọn mô hình công ty là một trong những yếu tố cơ bản để xác lập quy chế pháp lý đặc thù đi kèm từng mô hình.
Các startup khi thành lập doanh nghiệp thường hay chọn mô hình công ty cổ phần, vì cho rằng chúng dễ huy động vốn đầu tư khi có cơ hội. Tuy nhiên, mô hình này có nhiều hạn chế so với công ty trách nhiệm hữu hạn.
Với hình thức cổ phần, sau 3 năm thành lập, các cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng cổ phần. Nhưng tại thời điểm đó, công ty chưa thật sự ổn định về kinh doanh và tổ chức, nên nếu có sự thay đổi về những người đứng đầu thì doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.
Với mô hình trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp sẽ ổn định và có thể thay đổi loại hình kinh doanh phù hợp khi công ty đã phát triển.
5. Điều khoản sử dụng trang web
Truyền thông digital là kênh nổi bật mà các nhà khởi nghiệp nhắm đến để quảng bá sản phẩm của mình và tiếp cận khách hàng. Họ thường dùng các trang web, fanpage hay cửa hàng ảo… để quảng cáo. Vì vậy, việc nắm rõ các điều khoản sử dụng trang web là một điều quan trọng đối với các startup. Các điều khoản này sẽ quy định cách sử dụng trang web hay những thông tin có trên trang web đó đối với người truy cập. Ngoài ra nó cũng là nền tảng giúp các nhà sáng lập giảm hoặc miễn trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt đối với những trang web mà người sử dụng có thể đăng bài viết hoặc lời nhận xét.
Mọi vấn đề thắc mắc cần giải đáp liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6110 để được Luật sư hỗ trợ
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...