Hỏi đáp hình sự:
Thưa luật sư, những ngày vừa qua, dư luận xôn xao liên quan đến vụ việc các chi nhánh thuộc công ty Vinaca bị phát hiện đang làm thuốc chữa ung thư giả từ bột than tre, cơ quan công an đã thu giữ nhiều tang vật. Vậy, những người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định của pháp luật?
Thuốc giả trên thị trường
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, chúng tôi đã nhận được thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề “xử lý hành vi làm thuốc giả theo quy định của pháp luật”. Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự miễn phí thuộc Công ty TNHH Luật TGS sau đây xin đưa ra ý kiến pháp lý giải đáp thắc mắc của bạn như sau.
Trước tiên, định nghĩa Thuốc theo quy định của pháp luật được ghi nhận trong Luật Dược năm 2016 tại khoản 2, điều 2 như sau “Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm Mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm”. Như vậy, sản phẩm dùng để chữa bệnh ung thư nêu trên phù hợp với định nghĩa về thuốc theo quy định của pháp luật.
Theo định nghĩa tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP có định nghĩa về Hàng giả tại khoản 8, điều 3. Trong đó tại điểm c có nêu định nghĩa về hàng hóa là thuốc giả như sau “Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa”. Như vậy, thuốc chữa ung thư của cơ sở sản xuất được làm từ than tre không những không có công dụng dược để chữa bệnh mà còn gây tổn hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc làm thuốc chữa ung thư từ than tre hoàn tòa phù hợp với hành vi sản xuất thuốc giả và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính tùy vào từng mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Hành vi làm thuốc chữa bệnh giả nếu bị xử lý hành chính được quy định tại khoản 1 và 2, điều 11 Nghị định 185/2013/NĐ-CP như sau. Đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50 triệu đồng tùy theo lượng giá trị của hàng thật bị làm giả. Đối với hàng hóa là lương thực, thực phẩm hay thuốc chữa bệnh còn có thể bị phạt gấp 2 lần mức phạt trên nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 6-12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi buôn bán thuốc giả là buộc tiêu hủy tang vật, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị
- Truy cứu trách nhiệm hình sự
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội làm giả thuốc
Khi hành vi trở nên nghiêm trọng hơn như: thực hiện với số lượng lớn, quy mô lớn, loại hàng hóa gây nguy hại cho người tiêu dùng… thì sẽ không xử phạt hành chính nữa mà sẽ tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự theo “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” được quy định tại điều 194, Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo đó, người vi phạm có khả năng bị phạt tù từ 2 đến 7 năm tại khung cơ bản. Tại khung hình phạt tăng nặng người phạm tội có khả năng bị áp dụng hình phạt từ 5 đến 12 năm tù nếu có các dấu hiệu như: “Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;hay số lượng hàng hóa làm giả có giá trị lớn và thu lợi bất chính nhiều”. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 100 đến 300 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là ý kiến pháp lý liên quan đến vấn đề “xử lý hành vi làm thuốc giả theo quy định của pháp luật” được đưa ra bởi Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự miễn phí thuộc Công ty TNHH Luật TGS.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.