Những ngày gần đây, các nhà mạng di động có thông báo tới người sử dụng thuê bao rằng: người dùng phải tiến hành đăng ký bổ sung thông tin với nhà mạng theo quy định của Nghị định 49/2017/NĐ-CP. Theo đó, nếu chủ thuê bao không đến đăng ký thông tin bổ sung với nhà mạng thì nhà cung cấp sẽ khóa thuê bao. Trên quan điểm nghiên cứu pháp luật của luật sư, có những nhận định sau đây:
– Cần phải khẳng định rằng, Nghị định 49/2017/NĐ-CP trong đó nội dung sửa đổi nhằm mục đích thắt chặt quản lý thuê bao di động trả trước, hạn chế tình trạng sim rác, sim ảo, tin nhắn rác là hoàn toàn hợp lý. Từ đó vừa đảm bảo trật tự quản lý xã hội, vừa có lợi cho chính người dùng.
– Tuy nhiên, khi triển khai trên thực tế, các nhà mạng lại lựa chọn biện pháp buộc các người dùng dịch vụ của mình phải tự đăng ký, bổ sung thông tin mà không có lộ trình, quy trình cụ thể. Nếu không đăng ký thông tin, nhà mạng dọa sẽ khóa thuê bao. Xét trên phương diện pháp luật, quan hệ giữa nhà mạng và chủ thuê bao là quan hệ hợp đồng, cụ thể hơn là quan hệ giữa người tiêu dùng và chủ kinh doanh. Qua phân tích, đánh giá tổng quan thì hành vi của nhà mạng là vi phạm pháp luật.
1. Nhà mạng vi phạm hợp đồng dịch vụ
Việc sử dụng thuê bao di động chính là một hợp đồng cung ứng dịch vụ giữa nhà mạng và các chủ thuê bao. Trong đó, nhà mạng sẽ tiến hành cung cấp dịch vụ viễn thông còn người sử dụng sẽ phải đóng phí. Nói cách khác, các vấn đề phát sinh liên quan đến việc sử dụng thuê bao trước hết phải tuân theo các quy định có trong hợp đồng.
Trên thực tế, không có nhiều người sử dụng thuê bao di động còn lưu giữ hợp đồng này khi đăng ký dịch vụ nên khó xác định cụ thể được nội dung hợp đồng. Tuy nhiên, thông thường hầu hết mọi người dùng đều có hợp đồng với nội dung tương tự nhau do nhà mạng cung cấp, theo đó, không có điều khoản nào trong hợp đồng yêu cầu người dùng phải cung cấp thông tin khi nhà mạng yêu cầu. Hành vi buộc người dùng phải cung cấp thông tin của nhà mạng không phù hợp với nguyên tắc bình đẳng, tự do thỏa thuận là trái pháp luật.
Về việc khóa thuê bao nếu không cung cấp thông tin của nhà mạng. Việc khóa thuê bao là hành vi “đơn phương chấm dứt hợp đồng” của các nhà mạng. Vì việc cung cấp thông tin chưa được đề cập trong hợp đồng nên chắc chắc các căn cứ để nhà mạng đơn phương chấm dứt hợp đồng không có hành vi “nếu người dùng không cung cấp thông tin theo yêu cầu”. Tóm lại, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của nhà mạng nếu người dùng không cung cấp thông tin theo yêu cầu là vi phạm pháp luật.
2. Nhà mạng vi phạm các quy định về bảo vệ người tiêu dùng
Ngoài quan hệ trong hợp đồng, dưới phương diện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, những người sử dụng thuê bao di động còn được xem là người tiêu dùng và được pháp luật bảo vệ ở mức độ cao hơn. Trong đó, có những quy định ưu tiên cho người tiêu dùng mà người cung cấp dịch vụ phải tuân theo.
Cụ thể, tại khoản 2, điều 6, Luật bảo vệ quyền quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định như sau:
“Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:
a) Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng […]”
Xét vào quy định trên, việc ra điều kiện buộc người tiêu dùng phải bổ sung thông tin là trái với quy định này. Vì nhà mạng đã không thông báo rõ ràng, đến gần hạn mới thông báo khiến người dùng lo lắng, đi đăng ký rất đông dẫn đến quá tải.
3. Các biện pháp mà người sử dụng có thể dùng để bảo vệ quyền lợi của mình tránh bị khóa thuê bao
Vì là các quan hệ trong hợp đồng nên biện pháp được ưu tiên để giải quyết các mâu thuẫn chính là thỏa thuận, đàm phán, thương lượng. Người dùng nên ưu tiên liên hệ lại với nhà mạng, yêu cầu họ giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động bổ sung thông tin này để có thể thương lượng với nhau về phương thức, thời hạn bổ sung thông tin. Tuy nhiên, nếu không nhận được sự đồng ý, và nếu thuê bao di động của người dùng bị khóa thì có thể khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
>>>Xem thêm: Thủ tục tố tụng dân sự
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.