Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định tại điều 124 Bộ luật hình sự 2015
Hiện nay, có rất nhiều trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, thậm chí bị giết chết nhưng thật đáng xót xa và đau lòng hơn khi những đứa trẻ đó lại bị tước đi sinh mạng bởi chính người mẹ đã mang nặng đẻ đau.
Chính vì điều đó, Bộ luật hình sự 2015 đã quy định rõ ràng trách nhiệm hình sự đối với người mẹ có hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Bởi mỗi đứa trẻ mới sinh ra cũng có quyền được sống, được làm người. Bản thân cha mẹ, dù đã sinh ra con cũng không có quyền tước đi quyền làm người thiêng liêng đó. Vì vậy, dù hành động của họ xuất phát từ những lý do đáng được cảm thông, nhưng vẫn phải khẳng định rằng đó là một tội ác phải được pháp luật xử lý.
Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
“1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Thứ nhất, điểm mới của điều luật :
So với BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì tên điều luật được sửa đổi từ “ tội giết con mới đẻ” thành “tội giết hoặc vứt con mới đẻ”. Sửa đổi này có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất với nội dung quy định của điều luật đó là có hai hành vi giết con mới đẻ và vứt bỏ con mới đẻ. Đồng thời điều luật cũng quy định con mới đẻ trong 7 ngày tuổi và quy định tách thành hai khoản độc lập trong đó hành vi giết con mới đẻ xử phạt nặng hơn hành vi vứt bỏ con mới đẻ.
Thứ hai, chủ thể của tội phạm :
Là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS và phải là phụ nữ đã đẻ ra đứa trẻ
Thứ ba, mặt khách quan của tội phạm :
Con mới đẻ là trường hợp đứa trẻ phải do chính người phụ nữ đó đẻ con chứ không phải là con nuôi và mới được sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi trở lại, nếu ngoài 07 ngày tuổi thì không coi là con mới đẻ.
Hành vi giết con mới đẻ thực hiện bằng hành động hoặc không hành động
Hành vi vứt bỏ con mới đẻ thể hiện ở việc người mẹ đã bỏ con ở một nơi nào đó. Đây là trường hợp người mẹ tuy có thái độ không mong muốn đứa trẻ chết nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra
Hậu quả xảy ra với đứa trẻ chết là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này cần xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của người mẹ và hậu quả đứa trẻ chết. Nếu người mẹ vứt bỏ đứa trẻ nhưng được những người khác phát hiện kịp thời nên đứa trẻ không chết thì người mẹ không phạm tội này.
Thứ tư, mặt chủ quan của tội phạm :
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp , hoặc cố ý gián tiếp
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.