Câu hỏi:
“Tôi đang làm việc tại một công ty may theo hợp đồng lao động xác định thời hạn (36 tháng). Mặc dù chưa hết hạn hợp đồng nhưng do tìm được công việc tốt hơn nên tôi đã viết đơn xin nghỉ việc và sau 1 tuần thì tôi không đến công ty nữa. Sau đó, công ty gọi tôi tới và buộc tôi phải bồi thường do đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Xin luật sư tư vấn cho tôi liệu yêu cầu bồi thường của công ty có đúng không và tôi sẽ phải bồi thường bao nhiêu? “
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Trả lời:
Với trường hợp của bạn, Luật sư TGS xin tư vấn như sau:
Tại Điểm b Khoản 2 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ báo trước khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn như sau:
“2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải bảo cho người sử dụng lao động biết trước:
…
b) Ít nhất 30 ngày nếu là họp đồng lao động xác định thời hạn; …”
Vì bạn làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn nên bạn phải có nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất là 30 ngày. Nhưng bạn mới chỉ báo trước 01 tuần nên bạn đã vi phạm nghĩa vụ báo trước.
Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là chấm dứt không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật Lao động năm 2012.
Về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo Điều 43 Bộ luật Lao động năm 2012:
“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này. ”
⇒ Như vậy, trường hợp của bạn là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật nên công ty yêu cầu bạn phải bồi thường là hợp pháp.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...