Câu hỏi:
” Thưa luật sư ! Em muốn hỏi về trường hợp của em như sau: Tháng 5 năm 2013 em có ký hợp đồng lao động với một công ty thời trang (thời hạn 12 tháng). Sau khi hợp đồng này hết hạn, đến nay, em vẫn tiếp tục làm tại công ty . Phía công ty cũng không đề cập tới chuyện ký hợp đồng tiếp. Đầu tháng 8/2017, em tìm được một công việc mới (bắt đầu làm việc từ 20/8) nên muốn bỏ làm ở công ty cũ. Nếu bây giờ em nộp đơn xin nghỉ việc luôn thì có được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng theo luật không ạ ? Mong luật sư giải đáp cho em. Em xin chân thành cảm ơn ! “
Quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Trả lời:
Đối với thắc mắc của bạn, luật sư xin tư vấn theo 02 vấn đề sau:
1. Về hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012 về Loại hợp đồng lao động:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.”
Như tình huống bạn kể trên, bạn đã ký 01 hợp đồng xác định thời hạn 01 năm với công ty từ tháng 5 năm 2013. Sau khi hết thời hạn ghi trong hợp đồng, hai bên không ký tiếp bất kỳ hợp đồng nào nhưng bạn vẫn tiếp tục làm việc tới thời điểm hiện tại là tháng 8 năm 2017, tức là hơn 4 năm . Vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2012, hợp đồng sẽ chuyển thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. “
2. Nghĩa vụ báo trước
Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ báo trước của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”
⇒ Như vậy, khi làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, nếu bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động biết ít nhất 45 ngày.
Nếu bạn không đáp ứng nghĩa vụ này thì sẽ bị vi phạm thời hạn về báo trước và sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...