Khi một doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài tiến hành các thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì điều đầu tiên họ cần phải biết và tìm hiểu đó là các điều kiện thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Vậy các điều kiện đó bao gồm những gì thì cùng TGS Law tìm hiểu ngay sau đây:
Căn cứ pháp lý
– Nghị định 07/2016/NĐ-CP
– Luật Thương Mại 2005

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cho doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài:
– Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
– Đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
– Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
– Việc thành lập văn phòng đại điện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành đối với trường hợp:
+ Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam
+ Thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thời hạn cấp
Doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài muốn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sau khi đã đáp ứng được các điều kiện thành lập văn phòng đại diện thì cần chuẩn bị hồ sơ nộp cho sở công thương – nơi văn phòng định đặt trụ sở chính
Sau đó cơ quan chức năng có thẩm quyền có nhiệm vụ:
+ Xem xét về tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày và bổ sung 1 lần duy nhất.
+ Tổng 07 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoạt động Văn phòng đại diện cho thương nhân. Nếu cơ quan có thẩm quyền không cấp thì phải báo cho thương nhân được biết và nêu rõ lý do.
Đối với mọi hoạt động của Văn phòng đại diện đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam về mọi lĩnh vực mà Văn phòng đại diện hoạt động trong đó có cả việc tổ chức nhân sự, vấn đề về lao động cũng như các chính sách khác của doanh nghiệp.
Pháp luật Việt Nam đã ấn định thời hạn hoạt động cho Văn phòng đại diện đối với doanh nghiệp nước ngoài là 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn. Tuy nhiên, khi hết thời hạn được cấp giấy phép, Văn phòng đại diện phải làm thủ tục gia hạn hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động củ Văn phòng đại diện.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...