Cổ đông không góp vốn có được lấy cổ tức không?
Câu hỏi tư vấn:
Anh A và cô B muốn thành lập một công ty cổ phần chung chỉ có 2 người. Vướng phải khó khăn liên quan tới các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, họ nói rằng sẽ trả cho tôi mỗi tháng 1 số cổ tức nhất định để đổi lấy việc tôi đứng tên như cổ đông thứ 3 cùng thành lập công ty (nhưng thực tế không góp vốn). Công ty được thành lập. Tôi nhận số cổ tức như cam kết được 2 năm thì A và B cương quyết không trả nữa.
Vậy giờ tôi muốn hỏi rằng trường hợp này giải quyết ra sao? Liệu tôi có thể kiện đòi cổ tức đươc không?
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật TGS, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Điều kiện để thành lập Công ty cổ phần theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014: “Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa”. Chính vì việc này nên A và B đã làm một cam kết với bạn đó là : Trả cho bạn một số cổ tức nhất định với điều kiện bạn đứng tên như cổ đông thứ ba thành lập công ty nhưng trên thực tế không góp vốn.
Giữa A, B và C đã có sự cam kết là A và B sẽ trả cho bạn một số cổ tức nhất định đồng nghĩa với việc bạn sẽ là một cổ đông của công ty. Tuy nhiên, trên thực tế bạn không có vốn góp trong công ty, như vậy cổ phần của bạn trên giấy đăng ký kinh doanh được hiểu là do A hoặc B hoặc cả hai đã chuyển sang.
Trường hợp này, nếu A và B chứng minh được cam kết này có hiệu lực và đúng là bạn không góp vốn mà vốn của bạn góp trên danh nghĩa là do A, B chuyển sang thì bạn sẽ hoàn toàn mất tư cách là cổ đông của công ty cổ phần. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp: “Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần”. Như vậy bạn sẽ mất quyền là cổ đông của công ty. Lúc này công ty cũng sẽ phải thay đổi loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Vì vậy câu trả lời trong trường hợp này là bạn không thể kiện đòi cổ tức đối với A và B được.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 1900 8698 để được Luật sư phụ trách TGS LawFirm hỗ trợ giải đáp chi tiết
Đội ngũ luật sư – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...