Câu hỏi:
Hiện nay, tôi có một quyển truyện ngắn vừa mới sáng tác xong và đang trong quá trình làm việc với nhà xuất bản để phát hành. Tuy nhiên, trong thời gian này, một người quen của tôi vô tình làm lộ nội dung của quyển truyện lên mạng mà chưa được sự đồng ý của tôi và nhà xuất bản đã hủy hợp đồng trước đó giữa chúng tôi. Cho tôi hỏi là hành vi này có phải là xâm phạm quyền tác giả không? Và trong trường hợp này, nhà xuất bản có quyền hủy hợp đồng với tôi không?
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp này, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, về hành vi làm lộ nội dung truyện lên mạng
Theo điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định:
“Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
…..”
Như vậy, trong trường hợp này khoản 3 điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã quy định rất rõ rằng việc công bố, phân phối mà không được phép của tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Vì vậy, việc làm lộ hay công bố nội dung quyển truyện của bạn trên mạng là hành vi xâm phạm quyền tác giả bất kể là vô tình hay cố ý.
Thứ hai, về việc nhà xuất bản hủy hợp đồng
Với vấn đề này, chúng tôi không có đủ cơ sở cũng như bằng chứng để kết luận rằng việc nhà xuất bản hủy hợp đồng có đúng hay không. Để xác định điều này, bạn cần xem kĩ lại các điều khoản trong hợp đồng mà hai bên đã ký với nhau, đặc biệt là các nghĩa vụ của mình và xử lý trong trường hợp có vi phạm.
Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy gửi lại hợp đồng đã ký kết cho chúng tôi để có thể nhận được sự tư vấn chi tiết và chính xác nhất.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...