Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì? Quy trình nhượng quyền sở hữu công nghiệp như thế nào? Bài viết này Luật TGS sẽ làm rõ chi tiết.
Khái niệm chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).
Nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Theo Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp gồm các nội dung chính sau đây:
– Tên, địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
– Căn cứ chuyển nhượng;
– Giá chuyển nhượng;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên.
Quy trình chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng sở hữu công nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 01-HĐCN Phụ lục D Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN (02 bản);
– Hợp đồng chuyển nhượng (01 bản);
– Văn bằng bảo hộ (bản gốc);
– Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu, trường hợp quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung) về việc chuyển nhượng quyền SHCN;
– Giấy ủy quyền cho đại diện nộp hồ sơ (nếu có).
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hồ sơ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại điện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 3: Thẩm định đơn
– Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm tra về tính hợp lệ của bộ hồ sơ chuyển nhượng.
– Ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các yêu cầu của Luật sở hữu trí tuệ.
– Ghi nhận việc chuyển giao vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
– Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên công báo sở hữu công nghiệp.
Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).
Chi phí làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
– Phí đăng bạ Quyết định chuyển nhượng quyền: 120.000 đồng;
– Phí công bố Quyết định chuyển nhượng quyền: 120.000 đồng;
– Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 230.000 đồng/mỗi đối tượng;
– Phí thẩm định đơn: 550.000 đồng/mỗi đối tượng (đối với chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận);
– Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết: 600.000 đồng/mỗi đối tượng.
Mọi vấn đề cần tư vấn liên hệ Hotline: 024.6682.8986
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...