Nhãn hiệu trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nên tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng bảo hộ, tránh trường hợp đơn bị từ chối vì lý do trùng lặp, tương tự,… Bài viết này, Luật TGS sẽ hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nhãn hiệu logo trên Cục Sở hữu trí tuệ và trên Wipo Publish.
Cách tra cứu nhãn hiệu logo trên Cục Sở hữu trí tuệ
Đây là phương thức tra cứu trực tuyến, để tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, logo thương hiệu trên Thư viện số về Sở hữu công nghiệp (IP LIB) của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, bạn truy cập vào website: www.iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Trang chủ website tra cứu nhãn hiệu
Để tra cứu, người tra cứu cần nhập thông tin vào các trường tương ứng, tùy theo nhu cầu và mục đích tra cứu để chọn trường phù hợp. Có rất nhiều trường để lựa chọn, gồm:
– Nhãn hiệu tìm kiếm;
– Nhóm SP/DV;
– Phân loại hình;
– Tên sản phẩm/dịch vụ;
– Từ khóa tìm kiếm;
– Đại diện SHTT (tên ngắn);
– Số đơn;
– Người nộp đơn;
– Địa chỉ người nộp đơn;
– Ngày nộp đơn;
– Mã nước của người nộp đơn;
– Mã tỉnh của người nộp đơn;
– Số bằng; |
– Ngày cấp bằng;
– Số đơn quốc tế;
– Số đơn ưu tiên;
– Ngày ưu tiên;
– Tên chủ văn bằng;
– Địa chỉ chủ văn bằng;
– Mã nước chủ văn bằng;
– Mã tỉnh chủ văn bằng;
– Số công báo A;
– Ngày công báo A;
– Số công báo B;
– Ngày công báo B. |
Ví dụ: Cần tra cứu nhãn hiệu “iCNM” đây là nhãn hiệu đã được Luật TGS đại diện đăng ký bảo hộ thành công. Để tra cứu nhãn hiệu này, nhập thông tin sau:
– Nhãn hiệu tìm kiếm: “iCNM”
– Nhóm SP/DV: “42” (để thu hẹp phạm vi tra cứu)
Nhập xong ấn “Tìm kiếm” để tiến hành tra cứu. Kết quả sẽ trả về những nhãn hiệu chưa từ khóa tìm kiếm, người tra cứu có thể click vào “Số đơn” tương ứng của nhãn hiệu để xem thông tin chi tiết nhãn hiệu. Tại đây ta có thể biết được các thông tin của nhãn hiệu đó như: số đơn, ngày nộp đơn, chủ văn bằng,…
Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu trên Wipo
WIPO Publish là công cụ tra cứu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới hỗ trợ và phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam xây dựng để tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp.
Tại đây sẽ có 2 chế độ tra cứu, gồm: “Tra cứu cơ bản” và “Tra cứu nâng cao”. Để tra cứu trên nền tảng này, người tra cứu truy cập website: www.wipopublish.noip.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks?5&query=*:*

Giao diện tra cứu trên thư viện số về sở hữu công nghiệp WIPO Publish (mặc định là giao diện tra cứu nâng cao)
1. Tra cứu cơ bản
Để tra cứu nhãn hiệu hay logo trên Wipopublish ở chế độ cơ bản, thì người tra cứu click vào chữ “tra cứu cơ bản” nằm ở trên cùng góc trái giao diện tra cứu.

Tại đây, người tra cứu nhập từ khóa và lựa chọn các trường dữ liệu tại thanh tra cứu.
Ví dụ, tra cứu nhãn hiệu “ACB” thì nhập “ACB” và lựa chọn trường “nhãn hiệu” sau đó ấn “enter”, có thể lựa chọn nhiều trường tra cứu cùng lúc. Khi nhập xong, ấn “Tra cứu” hoặc “Enter”, kết quả sẽ hiển thị danh sách những nhãn hiệu tương ứng. Tạ đây, người tra cứu có thể xem được các thông tin của nhãn hiệu bằng cách nhấn vào biểu tượng hiển thị chi tiết hoặc nhấn vào khu vực dòng chứa nhãn đó (giống như phần tra cứu nâng cao).
2. Tra cứu nâng cao
Khi truy cập vào website, mặc định sẽ có các trường để nhập từ khóa tra cứu sau:
– Số đơn;
– Nhãn hiệu;
– Chủ đơn;
– Phân loại Nice;
– Tên đại diện.
Ngoài ra người tra cứu vẫn có thể bổ sung thêm các trường tra cứu bằng cách tick vào ô vuông tương ứng với các trường nằm ở trên cùng lề bên trái. Để tra cứu, người tra cứu nhập thông tin vào các trường cần tra cứu để tiến hành tra cứu nhãn hiệu, logo.
Ví dụ, muốn tra cứu nhãn hiệu “ABC” cho nhóm 42 thì người tra cứu nhập từ khóa “ABC” vào trường “Nhãn hiệu” và “39” vào trường “Phân loại Nice” ⇒ Sau đó ấn “Tra cứu”. Kết quả sẽ hiển thị ra danh sách các nhãn hiệu tương ứng với thông tin nhập, để xem thông tin chi tiết của nhãn hiệu nào thì người tra cứu nhấn vào biểu tượng hiển thị chi tiết hoặc nhấn vào khu vực dòng chứa nhãn đó (phần bôi đỏ hình bên dưới):

Và còn nhiều thông tin nữa mà người tra cứu có thể biết được, xem hướng dẫn cụ thể Tại Đây
Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu hàng hóa, logo chính xác
Để đánh giá chính xác nhất khả năng của nhãn hiệu, logo trước khi làm thủ tục bảo hộ thì quý khách hàng nên ủy quyền cho đơn vị luật có kinh nghiệp và nghiệp vụ thực hiện tra cứu. Việc tra cứu nhãn hiệu, logo trên Cục sở hữu trí tuệ và trên Wipo Publish chỉ là kết quả để tham khảo, không mang tính quyết định việc nhãn hiệu có đủ điều kiện bảo hộ hay không.
Ngoài việc Luật TGS tra cứu trực tiếp bằng 2 hình thức trên thì chúng tôi bằng kinh nghiệm và có phương thức tra cứu riêng sẽ đánh giá chính xác khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, logo. Khi nhận thấy nhãn hiệu, logo có khả năng bảo hộ thấp, Luật sư của chúng tôi sẽ tiến hành tư vấn, hỗ trợ chỉnh sửa mẫu nhãn hiệu, logo để tăng khả năng bảo hộ.
Qúy khách hàng chỉ cần cung cấp mẫu nhãn hiệu, logo và nhóm hàng hóa/dịch vụ (nếu chưa phân nhóm, Luật TGS sẽ hỗ trợ tư vấn phân nhóm chính xác), mọi việc còn lại sẽ do Luật sư của chúng tôi thực hiện.
Mọi thông tin thắc mắc hay về dịch vụ tra cứu nhãn hiệu, logo liên hệ Hotline: 024 6682 8986 để được tư vấn chi tiết !
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...