Cuối tháng 9/2019, mạng xã hội xuất hiện một clip giới thiệu ứng dụng di động “Xe 360” với chức năng cảnh báo chốt CSGT, camera phạt nguội. Trong đoạn clip này, một người tự nhận là quản trị viên của ứng dụng đã hướng dẫn người xem quy trình đánh dấu vị trí có CSGT trên bản đồ GPS của điện thoại chỉ với vài thao tác đơn giản. Ứng dụng này đang gây ra nhiều tranh cãi trong suốt thời gian gần đây. Nhiều người sử dụng ứng dụng này cho rằng ứng dụng giúp người dân tăng quyền giám sát các hoạt động công khai của cảnh sát, tuy nhiên số khác lại cho rằng, ứng dụng này tiếp tay cho tài xế phạm luật, đối phó cảnh sát khi tham gia giao thông.
Ứng dụng Xe 360 có nhiều tính năng như cho phép người dùng đánh dấu vị trí trên cung đường đang đi qua, đồng thời chú thích cho vị trí đó như “Tắc đường”, “Tai nạn giao thông”, “Ngập lụt”… Các điểm chú thích này được chia sẻ công khai cho mọi người khi truy cập ứng dụng.
Đáng chú ý nhất chính là tính năng thông báo cho người dùng các vị trí “Có CSGT”, “Camera phạt nguội”. Cụ thể, khi cài đặt ứng dụng, người dùng có 5 lựa chọn tính năng chia sẻ vị trí. Khi thông báo có “chốt CSGT”, bản đồ xuất hiện chiếc còi màu vàng trên nền vị trí màu đỏ. Còn khi báo vị trí có “camera phạt nguội”, màn hình bàn đồ xuất hiện biểu tượng camera giám sát màu trắng trên nền vị trí màu đen.
Nhóm phát triển ứng dụng cho rằng, tính năng báo chốt CSGT chỉ là một tính năng rất nhỏ trong ứng dụng với mong muốn giúp người tham gia giao thông nắm được chủ trương minh bạch hoá, công khai hoá lịch trình làm việc của lực lượng CSGT.
Dựa trên những thông tin hiện đang được công khai về ứng dụng Xe 360, tôi cho rằng, việc công dân giám sát hoạt động các cơ quan công quyền, trong đó có CSGT được pháp luật cho phép, bởi vậy ứng dụng công khai các tuyến đường có chốt CSGT cũng được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, CSGT ngoài những chốt cố định còn có hoạt động nghiệp vụ theo những chiến dịch chuyên đề, thay đổi phạm vi tuần tra các tuyến đường liên tục thì ứng dụng cũng không thể cập nhật được. Bởi vậy, nói ứng dụng này tiếp tay cho nhiều người vi phạm giao thông thì không có sơ sở.
Nếu loại ứng dụng phần mềm này hoặc bất kỳ một sản phẩm công nghệ nào mà hướng tra cứu thông tin cho người dùng làm lộ bí mật nhà nước hoặc những thông tin gây cản trở xâm phạm quyền lợi tổ chức công dân đó là thuộc loại tội phạm công nghệ cao. Tuy nhiên, điều đó không phải là loại ứng dụng thông thường này. Ứng dụng chỉ thu thập thông tin đã được công khai như vị trí CSGT chốt chặn hay camera an ninh và hoàn toàn không thu thập những thông tin bí mật Nhà nước hay bí mật cá nhân thì không phạm luật và tất nhiên không có căn cứ để xử lý.
Trong trường hợp, mục đích người sử dụng loại ứng dụng này vào mục đích vi phạm pháp luật nào đó thì người đó sẽ bị chế tài xử lý hành vi đó chứ bản thân ứng dụng này không có mục đích ý nghĩ hỗ trợ hay làm công cụ giúp đỡ người vi phạm được.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – GĐ Hãng Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Luật sư – Phạm Nhung
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Nhung là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Hồng Dinh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Dinh là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng,Hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Hồ Phương Thanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...