Hiện nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng lại không hiểu rõ các quy định của pháp luật về diều kiện thành lập doanh nghiệp là gì? Có yêu cầu nào đặc biệt không? Để giúp khác hàng có thêm sự hiểu biết về các quy định của Pháp luật liên quan đến điều kiện thành lập doanh nghiệp bài viết này Newvision xin chia sẻ một số thông tin theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 hi vọng qua bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Điều kiện về chủ thể
Pháp luật Việt Nam qui định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền được đăng kí thành lập doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trừ những trường hợp cấm của pháp luật. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, khoản 2 Điều 18 quy định Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
“a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”
Như vậy, chỉ những cá nhân, tổ chức không được quy định trong điều luật trên mới có thể thành lập doanh nghiệp.
2. Điều kiện về vốn
Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất, tài chính quan trọng nhất, là công cụ để chủ doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác.
Khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể cần lưu ý quy định của pháp luật về vốn:
– Đối với ngành nghề kinh doanh pháp luật có quy định về mức vốn pháp định thì khi thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực đó, các chủ thể phải đảm bảo được yêu cầu về vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập doanh nghiệp.
– Đối với những ngành nghề pháp luật không có quy định về mức vốn pháp định thì khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể chỉ cần đảm bảo vốn điều lệ của doanh nghiệp khi đăng kí thành lập.
3. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Đối với điều kiện về ngành nghề kinh doanh pháp luật qui định doanh nghiệp được kinh doanh trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Về cơ bản ngành nghề kinh doanh được chia theo các nhóm:
– Nhóm ngành nghề kinh doanh tự do;
– Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
– Nhóm ngành nghề kinh doanh bị cấm.
Như vậy, khi đăng kí kinh doanh các chủ thể cần tìm hiểu xem lĩnh vực mà mình muốn kinh doanh có được phép kinh doanh tự do không hay cần đáp ứng những điều kiện nhất định mới được đăng kí kinh doanh, với ngành nghề kinh doanh bị cấm thì không được phép tiến hành hoạt động kinh doanh.
4. Điều kiện về chứng chỉ hành nghề (năng lực chuyên môn)
Chứng chỉ hành nghề là văn bản được Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành nghê nhất định. Việc pháp luật qui định chứng chỉ hành nghề để nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong những trường hợp cần thiết đồng thời đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân để có chính sách phát triển kinh tế hợp lý.