Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ hiện hành thì lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm 5 loại hình, đó là kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền; kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải và kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình, địa điểm du lịch.
Mặc dù không có hợp đồng nào được ký kết nhưng Uber, Grab vẫn được xếp vào loại hình vận tải hành khách hợp đồng. Hợp đồng điện tử là khái niệm vận tải taxi bị đánh tráo. Bản chất Grab, Uber là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, cần gọi đúng tên của dịch vụ vận tải Grab, Uber là dịch vụ vận tải taxi.
Sử dụng dịch vụ Grab, Uber nhưng người dùng không thể tìm ra nội dung hợp đồng vận tải được ký mỗi chuyến đi. Câu hỏi ai ký với ai, nội dung hợp đồng thế nào, lưu ở đâu không thể tìm ra? Không chỉ người dùng, cả hãng Uber, Grab trong và sau hội nghị tổng kết thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng do Bộ GTVT tổ chức cuối tháng 12/2017 vừa qua cũng không đưa ra được hợp đồng vận tải nào được ký cho mọi người xem.
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định: “Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.”
Hợp đồng điện tử chỉ là phương thức giao kết chứ không phải mô hình kinh doanh và không đúng quy định về xe hợp đồng. Căn cứ theo các quy định hiện hành thì hình thức vận tải kết nối qua phần mềm của Grab, Uber không có đủ điều kiện cấu thành của một hợp đồng vận tải, nên không thể xếp vào hình thức vận tải hành khách hợp đồng.
Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động ở Việt Nam đều phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam. Do đó, không thể để cho các trường hợp này tiếp tục nằm ngoài vòng pháp luật mà cần phải hành lang pháp lý rõ ràng, đảm bảo sự công bằng minh bạch.
Về bản chất, Uber và Grab cũng giống như taxi, là loại hình dịch vụ vận chuyển hành khách đường ngắn và là loại hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cho các cá nhân tham gia thông qua phương thức kết nối là phần mềm ứng dụng trên điện thoại Smartphone. Không có chức năng kinh doanh vận tải nhưng Uber và Grab đã sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng để kết nối giữa Công ty kinh doanh – tài xế taxi – người tiêu dùng nhằm kinh doanh vận tải mà không phải xin phép.
Núp dưới danh nghĩa hợp đồng điện tử (là phương thức tính tiền và thanh toán thay đồng hồ tính tiền), Uber và Grab đã né tránh các nghĩa vụ về thuế, phí và hầu như không chịu bất kỳ chi phí phát sinh nào trong khi hoạt động taxi phải đáp ứng tối thiểu 13 điều kiện như kiểm định đồng hồ tính tiền, đầu tư máy in, thiết bị định vị…
Đồng thời, Uber và Grab đã và đang tùy tiện thực hiện các chương trình khuyến mãi, trái luật (không đăng ký, không được bất kỳ sự cho phép nào của cơ quan quản lý), hoạt động cạnh tranh không lành mạnh chiếm lĩnh thị trường; gây rối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp taxi khác qua hành động kêu gọi các lái xe tham gia sử dụng phương thức kinh doanh của họ mà không cần ký kết với các doanh nghiệp taxi khác.
Trong khi đó, các công ty taxi truyền thống một mặt phải đầu tư phát triển khoa học công nghệ để theo kịp nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại, một mặt phải chịu sự ràng buộc chặt chẽ mà luật pháp quy định cho hoạt động vận tải taxi, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thông qua nghĩa vụ nộp BHXH, BHYT, BHTN cũng như mức lương tối thiểu tăng hàng năm, chịu trách nhiệm và nghĩa vụ với nhà nước thông qua nghĩa vụ thuế.
Chiếm lĩnh thị trường và tìm cách thâu tóm
Sau khi phổ cập dịch vụ tại thị trường Việt Nam, thời gian qua cũng là giai đoạn Grab, Uber sử dụng chính sách khuyến mãi ào ạt để “gây nghiện” qua đó cũng chiếm lấy cảm tình của người tiêu dùng. Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, những “cơn bão” khuyến mãi của Uber, Grab cùng với lợi thế giá cước và các tiện ích khác đang dần chiếm thị phần của taxi truyền thống. Tiến trình “gây nghiện” chỉ có thể tạm kết thúc một khi họ thống lĩnh được thị trường, dẫn dắt cuộc chơi. Hiện nay, cả Uber và Grab đều đang tận dụng dư luận xã hội để phản biện, thậm chí chỉ trích các chính sách bất lợi đối với họ qua đó gây áp lực lên cơ quan quản lý.
Những thiện cảm người tiêu dùng dành cho Uber hay Grab hôm nay giúp cho họ vị thế dần vững mạnh về cả thương hiệu và thị phần, nhưng có thể sẽ trở thành cú phản đòn trong tương lai. Giá cước chắc chắn sẽ tăng một cách biến động. Do đó, cần phải siết chặt hơn nữa cơ chế quản lý để tránh những hệ quả đáng tiếc về sau.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6110 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp chi tiết
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.