Câu hỏi :
Tôi đã ly hôn với chồng tôi, do tôi chưa có điều kiện để nuôi con nên khi ly hôn tôi đã để chồng tôi nuôi con, con trai tôi được 5 tuổi, nay tôi về thăm con nhưng gia đình nhà chồng không cho tôi gặp con nữa như vậy tôi phải làm thế nào?
Luật sư tư vấn :
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến công ty Luật TGS. Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Đối với người không được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình bạn có quyền và nghĩa vụ thăm nom con.
Cụ thể tại Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Điều 83. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
+ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
+ Với hành vi nói trên thì có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị Định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 như sau:
Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Như vậy, bạn có quyền được thăm con mà gia đình nhà chồng không ai được cản trở. Nếu vẫn có hành vi cản trở việc thăm nom thì bạn báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
+ Bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Trường hợp không tự nguyện thi hành, có thể bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
+ Hoặc nếu bạn có mong muốn thay đổi người nuôi con, bạn có thể làm đơn gửi lên tòa án yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Bạn có thể làm đơn gửi lên tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú.
+ Hoặc nếu bạn và chồng cũ có thể thỏa thuận được thì bạn có thể gửi đơn lên tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn đang cư trú.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về trường hợp của bạn. Nếu bạn còn băn khoăn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn cụ thể hơn.
Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình giải quyết thủ tục ly hôn hãy tham khảo ngay dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và dịch vụ ly hôn nhanh của chúng tôi.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.