Ly hôn đơn phương khó hay dễ?
Pháp luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành quy định có hai dạng ly hôn là thuận tình và đơn phương. So với việc ly hôn thuận tình thì ly hôn đơn phương gặp nhiều trở ngại hơn do vấp phải khó khăn từ bên đối phương không đồng ý. Tuy nhiên pháp luật hiện hành đã quy định rõ căn cứ để các bên có thể ly hôn phương. Theo đó, Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về căn cứ ly hôn đơn phương như sau:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
-
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
-
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
-
Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
(Khoản 2 Điều 51 quy định rằng Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ).
Theo quy định trên thì trong trường các cá nhân muốn đơn phương ly hôn thì họ phải đưa ra được cơ sở chứng minh rằng chồng hoặc vợ của họ đã vi phạm nghĩa vụ của vợ, chồng hoặc có căn cứ chứng minh đối phương thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình với họ khi hai người chung sống với nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần…
Trong trường hợp người muốn ly hôn đơn phương có đủ cơ sở theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì họ có quyền làm đơn yêu cầu đơn phương ly hôn gửi lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người kia cư trú để được yêu cầu giải quyết.
Thành phần hồ sơ yêu cầu đơn phương ly hôn đơn phương bao gồm:
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
- Giấy đăng ký kết hôn bản gốc (trong trường hơp không có bản gốc thì có thể nộp bản trích lục kèm theo giấy tờ giải thích rõ lý do không có bản gốc);
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của vợ, chồng (bản photo có công chứng hoặc chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản (nếu có);
- Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của các con (nếu có tranh chấp).
Cần lưu ý rằng người chồng không có quyền yêu cầu xin đơn phương ly hôn khi người vợ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
XEM NGAY VIDEO LUẬT SƯ TƯ VẤN LY HÔN
Đội ngũ luật sư ly hôn – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.