Tình huống giả định:
Từ khi B mở cửa hàng sửa chữa xe máy ở đầu ngõ, cửa hàng của A đã bị mất đi một lượng khách đáng kể đến cửa hàng . Chính vì vậy, A nảy sinh đố kỵ và có hiềm khích với B. Buổi tối A đã lén lút tới đốt cửa hàng của đối thủ làm toàn bộ cửa hàng của B bị thiêu rụi, thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Định tội danh cho hành vi của A
Trả lời:
Hành vi của A có đủ yếu tố cấu thành tội tội hủy hoại tài sản theo Điều 178 BLHS 2015.
– Khách thể: Khách thể của tội hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản bị mất giá trị sử dụng hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là quyền sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Trong trường hợp này, A đã hủy hoại tài sản là cửa hàng thuộc quyền sở hữu của B
– Mặt khách quan:
Hành vi khách quan: A đã có hành vi đốt cửa hàng của B, muốn làm hư hại tài sản đó. Hành vi của A là hành vi cố ý hủy hoại tài sản của người khác.
Hậu quả của tội phạm: CTTP tội này đòi hỏi có hậu quả là tài sản bị hủy hoại hoặc bị làm hư hỏng. Tội phạm được coi là hoàn thành khi hậu quả này đã xảy ra. Hậu quả là toàn bộ cửa hàng của A đã bị thiêu rụi, thiệt hại hơn 200 triệu đồng.
Quan hệ nhân quả là dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản. Người có hành vi chỉ phải chịu TNHS về thiệt hại tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng nếu giữa thiệt hại này và hành vi của họ có QHNQ với nhau. Cụ thể ở đây hành vi đốt cửa hàng của A đã trực tiếp gây ra thiệt hại về tài sản cho B.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Tội hủy hoại tài sản được thực hiện với lỗi cố ý. Trong trường hợp này, A nhận thức được rằng hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả là toàn bộ cửa hàng và máy móc của A có thể bị cháy rụi nhưng A vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra để gây thiệt hại cho đối thủ nhằm chiếm được thuận lợi trong kinh doanh.
– Chủ thể: Chủ thể của tội hủy hoại tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên (phạm tội theo khoản 1,2) hoặc người từ đủ 14 tuổi trở lên (phạm tội thuộc khoản 3,4) và có năng lực trách nhiệm hình sự
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.