Câu hỏi gửi qua tổng đài tư vấn TGS :
Vợ tôi và tôi ly hôn năm 2016, thời điểm ấy do vợ tôi có vấn đề về thần kinh nên tôi làm thủ tục ly hôn đơn phương, con gái tôi lúc báy giờ mới được 16 tháng tuổi nên tôi để cháu lại cho mẹ nuôi.
Bây giờ tình trạng của vợ tôi đã khá hơn rồi nên cô ấy gây khó dễ cho tôi, yêu cầu tôi hàng tháng phải đưa hết tiền lương cho cô ấy làm tiền trợ cấp, nếu không cô ấy sẽ kiện ra Tòa.
Rõ ràng trong quyết định trước kia của Tòa không có ghi quy định về trợ cấp thì tôi không việc gì phải đưa tiền cho vợ cũ tôi chứ. Vậy là cô ấy yêu không có căn cứ đúng không ?
Luật sư TGS tư vấn hỗ trợ câu hỏi :
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến công ty luật,với câu hỏi trên chúng tôi xin được tư vấn ly hôn nhanh cho bạn như sau.
Trước hết, theo như bạn nói thì trước đó trong quyết định của Tòa án về việc vợ chồng bạn ly hôn không đề cập đến việc bạn phải trợ cấp hàng tháng để vợ bạn nuôi cháu bé.
Tuy nhiên đến hiện tại thì vợ bạn lại yêu cầu bạn phải đưa tiền trợ cấp hàng tháng cho cô ấy. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 :
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3.Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
+ Do đó, bạn với tư cách là người không trực tiếp nuôi dưỡng con cái phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đó là nghĩa vụ của bạn. Còn vợ bạn, là người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hon sẽ có các quyền và nghĩa vụ cụ thể sau:
Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1.Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2.Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Như vậy với quy định trên, vợ bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn đưa tiền trợ cấp nuôi con cho chị ấy.
Số tiền sẽ còn tuy thuộc vào thu nhập của bạn nữa nên sẽ không có chuyện bạn phải dưa toàn bộ tiền lương cho vợ cũ như lời chị vợ yêu cầu.
Bạn với vợ cũ có thể thỏa thuận với nhau về mức trợ cấp nuôi con, nếu hai người hông thể tự thỏa thuận được thì lúc này có thể đệ đơn lên Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết trường hợp của mình.
Trân thành cảm ơn :
Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình giải quyết thủ tục ly hôn hãy tham khảo ngay dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và dịch vụ ly hôn nhanh của chúng tôi.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.