Mới đây nhất, thông tin thi thể em Nguyễn Tấn Trường (11 tuổi) ở Đồng Nai bị cuốn vào cống thoát nước được người dân phát hiện cách hiện trường 10km đã khiến không ít người phải xót xa và lo ngại cho chính tính mạng của người dân khi đi qua khu vực này. Được biết địa điểm em gặp nạn thuộc tuyến đường D1 tại Cụm Công nghiệp Thiện Tân – Thạnh Phú (Đồng Nai). Bên đường có mương nước rộng khoảng 0,5 m, dốc, không đậy nắp, không có thanh chắn bảo vệ.
Cái chết oan uổng của em Nguyễn Tấn Trường không chỉ để lại những đau thương, mất mát cho người thân mà còn gióng lên một hồi chuông báo động cho chính những cơ quan quản lý xây dựng và sử dụng những công trình không đảm bảo an toàn như vậy.Việc để những “hố tử thần” hiện hữu một cách ngang nhiên, không bị các cơ quan chức năng “tuýt còi”đang từng ngày đe dọa đến tính mạng của người dân, thậm chí gây ra những hậu quả đáng buồn như trường hợp của em Nguyễn Tấn Trường thì ai, cơ quan nào, tổ chức nào là đối tượng phải chịu trách nhiệm?
Thực tế, đối với những công trình đang thi công hoặc đã thi công xong khi xảy ra sự cố, trách nhiệm trước hết thuộc về các đơn vị thi công. Đơn vị thi công phải có cơ chế thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ giai đoạn khảo sát đến thiết kế, thi công xây dựng công trình để bảo đảm quá trình được thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về xây dựng. Sau đó chính là trách nhiệm của các cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương đối với công trình xây dựng đó. Các cơ quan quản lý đã ở đâu, làm gì khi để những công trình đó được sử dụng khi chưa đảm bảo các yếu tố an toàn, đe dọa đến tính mạng của người dân. Theo quy định của pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, hạ tầng kỹ thuật tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật của bộ xây dựng trong hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình thoát nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong khi đó hệ thống thoát nước này đã được đưa vào sử dụng cách đây 1 tháng theo cung cấp thông tin từ người dân địa phương nhưng lại không có một đơn vị nào ngăn chặn, phát hiện sai phạm.
Trong vụ việc này, việc xây dựng công trình thoát nước không có nắp cống cũng không có các biển cảnh báo nguy hiểm gây chết người có thể cấu thành tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” được quy định tại Điều 229 Bộ Luật hình sự. Tội vi phạm quy định về xây dựng là tội xâm phạm đến sự an toàn về xây dựng mà cụ thể là sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản trong quá trình khảo sát, thiết kế thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hoặc trong các lĩnh vực khác. Như vậy cần phải xác định những vi phạm cùa đơn vị thi công trong các quá trình trên để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, vi phạm các quy định về khảo sát là khảo sát không đúng, không đầy đủ các quy định của nhà nước về khảo sát. Khi xây dựng một công trình dù là lớn hay nhỏ thì công việc khảo sát bao giờ cũng là công việc đầu tiên, khảo sát đúng là tiền đề cho thiết kế chính xác. Khảo sát như là sự khởi đầu của quá trình xây dựng. Thực tế có không ít công trình do vi phạm các quy định về khảo sát nên dẫn đến chất lượng chất lượng công trình kém, thậm chí bị sụp đổ gây hậu quả nghiêm trọng.
Vi phạm các quy định về thiết kế là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của nhà nước về thiết kế. Vậy câu hỏi đặt ra là có hay không trong bản thiết kế cái gọi là nắp cống. Phải chăng các đơn vị thi công đã không biết rằng cái họ quên không cho vào bản thiết kế hoặc vì lỗ hổng về kiến thức chuyên môn mà thiếu sót lại là đòi hỏi rất quan trọng. Hay trong quá trình thi công đã không thực hiện theo đúng thiết kế. Đối với các công trình thoát nước luôn đòi hỏi phải tuân thủ những quy chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt nhưng dường như đơn vị thi công đã ngó lớ các quy chuẩn đó.
Vi phạm các quy định về nghiệm thu công trình là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về nghiệm thu công trình như: công trình không đảm bảo chất lượng, không đúng với thiết kế nhưng vẫn nghiệm thu. Nghiệm thu công trình là khâu kết thúc của quá trình xây dựng. Vậy, cơ quan nào, tổ chức nào thực hiện khâu nghiệm thu và họ có quá thiếu trách nhiệm trong khâu nghiệm thu để cho những vi phạm trong quá trình xây dựng dẫn đến những thiệt hại cho xã hội. Hiện tại có quá nhiều công trình có sai phạm nhưng việc nghiệm thu thì chỉ mang tính hình thức.
Sai phạm đến đâu cần phải xử lý nghiêm đến đó chứ không phải lấy lý do có quá nhiều cơ quan quản lý để đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và cuối cùng những người dân lại phải chịu thua thiệt.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.